Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm thông thường nếu được chăm sóc tốt sẽ ổn định sau đợt điều trị nội khoa từ 4 đến 6 tuần, nếu không đỡ cần khám và tiếp tục liệu trình điều trị mới.

15.6037

Báo Lao động cho hay, đau lưng, thoát vị đĩa đệm thường gây ra những khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày và có thể để lại những hậu quả, biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu biết cách điều trị đúng hướng, những phiền toái của bệnh này sẽ không còn khiến bạn phải lo âu.

Theo thống kê, tỷ lệ người trưởng thành bị các bệnh về cột sống chiếm khoảng 35%. Nguyên nhân gây bệnh không chỉ do sự lão hóa của cơ thể mà còn bởi nhiều yếu tố khác như: mang vác nặng, chấn thương, bệnh lý cột sống,… Tùy theo vị trí đau mà các triệu chứng sẽ mang đặc trưng riêng. Những người bị đau lưng kinh niên thường gặp các vấn đề liên quan đến thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây đau cột sống cổ, đau vai gáy, đau cánh tay; ở cột sống lưng thì sẽ có triệu chứng đau thần kinh liên sườn. Bệnh nhân sẽ thấy đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn. Còn nếu thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vùng thắt lưng thì bệnh nhân sẽ thấy đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì.

Bàn về các biến chứng do bệnh gây ra, theo các bác sĩ bệnh viện Y học cổ truyền quân đội, bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt nếu đĩa đệm thoát vị chèn ép tủy cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.

Ngoài ra bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động. Tất cả các biến chứng đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đó là chưa kể đến những tốn kém do chi phí điều trị.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

(Ảnh minh họa)

Theo Dân trí, thoát vị đĩa đệm thông thường nếu được chăm sóc tốt sẽ ổn định sau đợt điều trị nội khoa từ 4 đến 6 tuần, nếu không đỡ cần khám và tiếp tục liệu trình điều trị mới.

Nên đọc

Can thiệp phẫu thuật sẽ chỉ được chỉ định sau khi đã thất bại trong điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu, trong các trường hợp sau: đau dữ dội, thể liệt và teo cơ, thể tái phát nhiều lần và ngày càng gần làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, vận động của bệnh nhân, hội chứng chùm đuôi ngựa…

Trong phẫu thuật sẽ có các phương pháp:

Mổ hở: phương pháp kinh điển được thực hiện từ năm 1934 và đến nay vẫn được áp dụng nhiều, có chỉ định rộng rãi, ngoại trừ những bệnh nhân có bệnh lý kèm theo mà trong mổ hở chống chỉ định, kể cả phần chống chỉ định trong gây mê. Phương pháp mổ hở cũng chứa nhiều rủi ro và biến chứng.

Kỹ thuật vi phẫu: đây là phẫu thuật với độ xâm lấn ít nhất, bảo tồn tối đa cấu trúc tự nhiên của đĩa đệm và cột sống, để lấy đi khối thoát vị gây chèn ép vào tủy hoặc rễ thần kinh. Ngay sau khi phẫu thuật, người bệnh đã có thể đi lại nhẹ nhàng và nghỉ ngơi khoảng 1 tháng là có thể đi làm lại và không còn biểu hiện đau nữa.

Theo GS Frédéric Hor, mỗi ca mổ phẫu thuật TVĐĐ thường kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ. Bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi điện tử để tiến hành quá trình vi phẫu lấy khối đĩa đệm thoát vị ra khỏi cơ thể bệnh nhân rồi cố định phần vừa được phẫu thuật lại.

Nhờ có kính hiển vi điện tử mà các thao tác trong vi phẫu điều trị TVĐĐ diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn so với mổ bằng mắt thường, vết mổ sẽ rất nhỏ, hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ.  Ngoài ra, tập vật lý trị liệu rất quan trọng cho sự hồi phục của bệnh nhân sau mổ.

Thuốc tham khảo: Jex

- Giảm đau  xương khớp cấp tính và mãn tính.
- Hỗ trợ điều trị viêm khớp: viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp.
- Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.

Thùy Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]