Điều trị viêm chân tóc

Viêm chân tóc là tình trạng viêm phần nang tóc. Bệnh khá phổ biến ở cả nam và nữ, hay gặp ở người da đầu nhiều dầu.

15.5981

Viêm chân tóc là gì?

Thông tin trên trang tin điện tử BV Đa khoa Hồng Ngọc, viêm chân tóc có tên bệnh học gọi là bệnh viêm nang lông nông (folliculites superficielles staphylococciques) hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng nang lông (infectious folliculitis).

Bệnh này có đặc điểm lâm sàng: Thương tổn là những mụn mủ khu trú chân lông, chân tóc (chúng tôi nhấn mạnh mụn mủ phải ở chân tóc, chân lông. Nếu mụn ở ngoài chân tóc, chân lông thì lại là bệnh khác).

Khởi đầu là da quanh nang lông viêm đỏ, hơi gờ cao gọi là sẩn, có ngứa, đôi khi đau. Sau đó nhanh chóng xuất hiện mụn mủ nhỏ, màu vàng trắng, xung quanh mụn mủ có quầng viêm.

Khi mụn mủ vỡ thành vết trợt nông, tiết dịch ướt, mùi tanh sau đó mụn khô đóng vảy tiết màu vàng giống như chốc.

Tổn thương nông ở phần trên của nang lông tức là ở phễu nang lông nên mới gọi là viêm nang lông nông. Mụn mủ có thể rải rác khắp da đầu hoặc tập trung ở một hoặc nhiều vùng.

Sức khỏe & đời sống cho biết, nguyên nhân chủ yếu do tụ cầu vàng có tên khoa học staphylococcus aureus gây nên, ngoài ra còn một số tác nhân khác như: vi khuẩn gram âm, nấm trichophyton.

Các yếu tố thuận lợi gây viêm chân tóc gồm có: khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn, bịt kín da đầu, da đầu luôn đẫm mồ hôi. Những người có nguy cơ cao bị bệnh này là những người dùng thuốc ức chế miễn dịch (corticoid), kháng sinh trong thời gian dài hoặc mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch...

Trường hợp gội đầu quá nhiều (một lần/ngày hoặc vài lần/ngày), dùng nhiều dầu gội có độ tẩy gàu cao làm mất hết lớp ceramide bảo vệ da đầu. Khi gội đầu bệnh nhân lại gãi mạnh tạo nên các vết trầy xước trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi nấm xâm nhập gây bệnh. Khi đó, bệnh nhân rất ngứa đầu và khi gội đầu lại muốn gãi mạnh cho đỡ ngứa thì tổn thương da sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Điều trị viêm chân tóc: Kết hợp dùng thuốc và chăm sóc da

Viêm chân tóc mạn tính có thể dẫn tới suy nhược thần kinh, ngủ kém, hay cáu kỉnh, giảm sút trí nhớ.

Điều trị viêm chân tóc là sự kết hợp giữa dùng thuốc và chăm sóc da đầu đúng cách. Về dùng thuốc phải kết hợp dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng khuẩn tại chỗ, thuốc an thần chống ngứa và thuốc chống dị ứng. Tùy từng trường hợp, thầy thuốc sẽ có chỉ định thích hợp. Nếu tổn thương da tiết dịch nhiều thì bôi các dung dịch sát khuẩn như castelani, BIS. Nếu tổn thương khô hơn thì bôi hàng ngày trong 2 - 3 tuần, một trong các thuốc có chứa corticoid có hoạt phổ mạnh như: temproson, gentrison, caditrigel... Để giảm ngứa thì phải uống một trong các thuốc kháng histamin như loratadin, fexofenadin, chlopheniramin một đợt từ 5 - 10 ngày. Để diệt khuẩn thì phải uống một trong các kháng sinh sau: cefixim, roxithromycin. Sử dụng kháng sinh một đợt trong 7 - 10 ngày.

Để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân phải biết căn nguyên của bệnh và tự giác thực hiện một chế độ gội đầu, chăm sóc da đầu hợp lý: Không sử dụng các dầu gội thông thường, phải dùng dầu gội đầu (loại trị gàu), chỉ nên gội đầu 2 - 3 lần/tuần, không nên gội nhiều lần trong một ngày. Khi gội chỉ gãi nhẹ nhàng tránh làm xây xước da đầu, không làm tróc vẩy các mụn. Không gãi, không cạo trước khi bôi thuốc. Không xát chanh, xát muối, xà phòng vào chỗ da đầu bị viêm. Không bôi các loại thuốc không rõ nguồn gốc hoặc dùng thuốc theo sự mách bảo khiến tình trạng viêm chân tóc ngày càng nặng hơn và khó chữa hơn.

Tham khảo thuốc;

Ginsenglingzhi- Linh Chi Sâm: Dùng trong các trường hợp: cơ thể suy nhược, kiệt sức, mệt mỏi và trong thời gian dưỡng bệnh. Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, tăng cholesterol máu.

Trà Mi

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]