Dinh dưỡng giúp trẻ chống bệnh trong mùa lạnh

Nhiệt độ sáng sớm và đêm khuya thường xuống thấp, hơn nữa thời điểm chuyển sang mùa lạnh rất dễ khiến bé bị cảm cúm. Do đó các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt để giúp con chống lại bệnh tật.

15.6093

Dinh dưỡng mùa lạnh giúp trẻ chống bệnh

Báo điện tử Một thế giới cho biết, đối với mùa lạnh cần cho bé ăn nhiều hơn một chút, phải ăn uống  đủ 4 dưỡng chất (đường, đạm, béo và rau quả) và phải cân bằng được 4 loại dưỡng chất chính trên.

Các trẻ cũng nên bổ sung thêm những thực phẩm  giàu vitamin, nhất là vitamin A để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế mắc những bệnh về  đường hô hấp trong mùa lạnh.Trong thời điểm lạnh như hiện nay, không nên cho trẻ uống nước lạnh, nhất là nước đá, phải sử dụng nước chín.

Bên cạnh đó, các trẻ cũng cần được sung thêm kẽm, nhất là những trẻ có nguy cơ bị viêm phổi để tránh nguy cơ biến chứng.

Nếu có điều kiện, trong mùa lạnh các  bậc phụ huynh nên cho trẻ chích ngừa cúm, phế cầu, nhất là những trẻ mắc bệnh mạn tính thì rất cần chích ngừa 2 loại vắcxin trên.

Ngoài ra, theo tin tổng hợp của Báo điện tử Kiến thức, nhiệt độ sáng sớm và đêm khuya thường xuống thấp, hơn nữa thời điểm giao từ thu sang đông rất dễ khiến bé bị cảm cúm. Mẹ hãy cho con ăn những loại thực phẩm chứa vitamin B2 và E để giúp trẻ tăng khả năng thích ứng của cơ thể khi nhiệt độ trở nên lạnh hơn.

Vitamin B2 và vitamin E có tác dụng nâng cao khả năng chịu lạnh và thích ứng với môi trường nhiệt độ thấp 2-7 độ C so với bình thường. Hai loại vitamin này còn giảm chứng khô nám da, nhiệt miệng cho bé yêu nhà bạn. Ngoài ra, vitamin E có thể loại bỏ gốc oxy tự do, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể trẻ, cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Nhu cầu hàng ngày về vitamin E là 10 mg cho nam và 8 mg cho nữ. Đối với những mẹ cho con bú, vitamin E cần nhiều hơn một chút 12g để có thể đáp ứng yêu cầu của trẻ , vậy nên mẹ hãy cho con bú đủ 6 tháng đầu để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Hầu hết các loại rau lá xanh đều chứa ít hay nhiều vitamin E và nó cũng chứa nhiều ở dầu thực vật, hạnh nhân, bơ, sữa tươi. Song, cách tốt nhất là bổ sung vitamin E qua thực phẩm vì vitamin E tan trong dầu dùng nhiều quá không tốt.

Nhu cầu vitamin B2 mỗi ngày cho cơ thể tuỳ thuộc vào lứa tuổi của bé. Ví dụ: Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi cần 0,4mg; 6 - 12 tháng cần 0,5mg; 4- 6 tuổi: 1,1mg. 15-18 tuổi: 1,8mg/ngày.

Trong cơ thể, Vitamin B2 có nhiều vai trò quan trọng. Nó là thành phần chủ yếu các menoxydase, trực tiếp tham gia vào các phản ứng oxy hóa hoàn nguyên, khống chế các phản ứng hô hấp chuyển hóa của tế bào. Do vậy, khi bé được cung cấp đầy đủ loại vitamin này, hơi thở của bé cũng tự điều chỉnh nhiệt độ lạnh bên ngoài làm ổn định hơn.

Các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp vitamin B2 tốt nhất, đặc biệt là các loại pho mát và sữa chua. Nếu bé nhà bạn không thích sữa và các sản phẩm liên quan, có thể thay thế bằng trứng, trái cây tươi, các loại đậu, các loại hạt, gan, tim, thịt gia cầm, ngũ cốc…

+ Những cách giúp trẻ chống bệnh mùa lạnh

- Giữ ấm cho trẻ

Để tránh cho trẻ bệnh hô hấp, phồi, tùy theo mức độ lạnh ít hay nhiều của từng vùng, từng khu vực, các bậc phụ huynh nên có chế độ giữ ấm hợp lý.

Các bậc phụ huynh  thường có thói quen, căn vào sức chịu đựng của mình, nhiều khi các bậc phu huynh thấy mát cứ nghĩ trẻ em cũng như vậy, nhưng không phải thế, khả năng chịu đựng của  trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh hoàn toàn khác.Khi trời lạnh các bé phải được mặc áo ấm, mang thêm găng tay, vớ…

Khi đưa trẻ ra ngoài đường nên quấn thêm khăn choàng cổ, khăn  che vùng bụng của trẻ , khoăn voan mỏng để che vùng miệng…Trong nhà nên đóng kín cửa, tránh gió lùa.Nếu không cần thiết, các  bậc phụ huynh nên để trẻ ở nhà vào thời điểm trên nhằm tránh trẻ bị nhiễm lạnh và nhiễm vi rút.

Đối với các bé ở vùng nông thôn, dù trời lạnh nhưng cũng tuyệt đối không nên sưởi ấm bằng than, củi… Bởi trong  than luôn sản xuất ra một số thán khí, chất độc; đồng thời nếu không kiểm soát được hơi nóng sẽ gây khó chịu cho trẻ.

Ở một số vùng miền Trung, miền Bắc các bậc phụ huynh  không nên sử dụng than tổ ong để sưởi ấm cho trẻ, điều này cũng sẽ rất nguy hiểm.

- Tránh viêm họng

Trong thời điểm lạnh trẻ rất dễ mắc bệnh viêm họng, bệnh này chủ yếu do bị nhiễm lạnh và nhiễm vi rút. Do đó, ngoài việc giữ ấm cho trẻ, cần cho trẻ súc miệng bằng muối mỗi ngày từ 1 đến 2 lần, góp phần làm giảm thiểu tình trạng viêm họng.

Tránh cho trẻ  tiếp xúc với những người khác đang mắc bệnh cảm ho.Thường bệnh mùa lạnh là bệnh vi rút, tùy theo loại vi rút mà bệnh lây nhiều hay ít.

Đồng thời cũng làm tốt việc rửa tay, vệ sinh tay thường xuyên bằng chất khử khuẩn cloramine B. Vì bệnh hô hấp vẫn lây truyền qua đường bằng tay.

Thùy Linh

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]