Dinh dưỡng sớm trong thai kỳ phòng bệnh mãn tính không lây

(Dinhduong.com.vn) Một số nghiên cứu cho thấy kiểu hình của gen có liên quan đến di truyền, các yếu tố biểu sinh và yếu tố môi trường sống (độc tố, dinh dưỡng và thuốc).

15.5902


Các chuyên gia của Hội nghị quốc tế về dinh dưỡng Nhi khoa và tiêu hóa tổ chức ở Đài Bắc, Đài Loan đã trình bài những nghiên cứu mới nhất về vai trò quan trọng của dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu tiên của cuộc đời (từ khi mang thai đến khi 2 tuổi) trong dự phòng sớm bệnh mãn tính không lây ở tuổi trưởng thành.

Một số nghiên cứu cho thấy kiểu hình của gen có liên quan đến di truyền, các yếu tố biểu sinh và yếu tố môi trường sống (độc tố, dinh dưỡng và thuốc). Nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của dinh dưỡng trước và sau sinh lên chức năng của gen và nguy cơ mắc bệnh mãn tính sau này: Thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai như năng lượng, protein, vitamin B12, folate... làm tăng lập trình các gen tiết kiệm năng lượng của trẻ nhẹ cân.

Sau khi sinh môi trường sống thay đổi: tình trạng kinh tế xã hội được cải thiện, thực phẩm dồi dào.... các cá thể được sinh ra với nhiều gen tiết kiệm năng lượng sẽ tăng nguy cơ béo phì và mắc các bệnh mãn tính không lây như bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường tuyp 2, thiếu vitamin B12 làm tăng homocystein và giảm Methyl hóa dẫn tới trẻ thấp cân khi sinh, tăng tích mỡ bụng và tăng nguy cơ bệnh mãn tính sau này.... Nghiên cứu cũng cho thấy DHA có vai trò quan trọng trong lập trình kiểu hình gen sau này.

Bác sĩ Hồng Nhung


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]