Dùng mật lợn chữa bệnh trĩ?

Không nên tùy tiện dùng mật lợn chữa bệnh trĩ, vì nếu điều trị không đúng sẽ không có tác dụng mà còn gây thêm bệnh.

15.5982

Dùng mật lợn chữa bệnh trĩ: Hiệu quả không?

Trả lời trên PhunuOnline, BS CKII Huỳnh Tấn Vũ - giảng viên bộ môn Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, việc dùng mật lợn chữa bệnh trĩ là bài thuốc lưu truyền trong dân gian, hiện chưa rõ tác dụng.

Bệnh nhân nên đến bác sĩ khám để biết mức độ nặng nhẹ của bệnh trĩ, qua đó có cách điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Không nên tự chữa trị mà cần có tư vấn của thầy thuốc, nếu điều trị không đúng thì sẽ không có tác dụng mà còn gây thêm bệnh.

Y học cổ truyền không bao giờ coi mật động vật là thuốc bổ mà đó chỉ là thuốc bệnh và khi dùng phải hết sức thận trọng về liều lượng, phương thức bào chế, cách sử dụng và nhất thiết phải có sự chỉ định, theo dõi của các thầy thuốc chuyên khoa.

Một số ít loại mật động vật như mật gấu, mật lợn... đã được y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh tác dụng dược lý trên nhiều phương diện. Ví dụ: mật lợn có công dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng thông tiện, kháng khuẩn, tiêu viêm...

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, mọi dịch mật đều chứa axít có độc tố cao. Ngoài ra, trong dịch mật còn có thể chứa các kim loại nặng do loài vật ăn phải và đào thải qua mật. Dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn, loài vật ăn gì thì thành phần cấu tạo của mật sẽ có những chất để tiêu hóa thức ăn đó.

Nếu sử dụng không đúng sẽ dẫn đến ngộ độc, thậm chí chết người. Chưa kể đường dẫn mật thông với ruột, nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu mật bị nhiễm khuẩn, uống sống hoặc bôi ngoài cũng có thể đưa mầm bệnh vào cơ thể.

(Hình minh họa)

Nguy cơ khi dùng mật lợn chữa bệnh trĩ cũng như mật động vật khác chữa bệnh

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, trong Y dược học cổ truyền phương Đông, quả thực nhiều loại mật động vật đã được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Ví như, mật cá trắm (thanh như đởm), kể cả cá trắm đen và cá trắm trắng, vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt giải độc, thoái ế minh mục, được dùng để chữa các chứng bệnh như cổ họng sưng đau, đau mắt đỏ có màng, âm hộ sưng cứng như đá, đau nhức nhiều, trẻ em đờm dãi ủng trệ...

Hay như mật trăn, còn gọi là nhiêm xà đởm hoặc mang xà đởm, vị ngọt đắng, tính lạnh, hơi độc, có công dụng táo thấp, sát trùng, minh mục khứ ế (làm sáng mắt và chữa mắt có màng), trừ cam, tiêu thũng chỉ thống (chống phù nề và giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau mắt đỏ, mắt có màng, trẻ em da vàng, người gầy, bụng to, tiêu hoá không tốt, kèm theo nhọt lở chảy nước (cam sang) hoặc bị kiết lỵ (cam lỵ), trĩ viêm loét, sưng đau, xỉ nặc (răng lợi sưng đau, lở loét, chảy máu, miệng hôi thối)...

Ví như: để chữa trĩ viêm tấy sưng đau dùng bột mật trăn trộn với dầu vừng bôi hàng ngày; để chữa viêm loét lợi, viêm quanh răng gây tụt lợi dùng mật trăn 10 giọt trộn đều với 10 hạt táo ta đã đốt tồn tính và tán thành bột rồi bôi vào nơi tổn thương mỗi ngày 2 lần hoặc dùng mật trăn trộn với bột phèn phi và bột hạnh nhân (đã bỏ vỏ và cắt hai đầu) để bôi vào vị trí bị bệnh; để chữa bong gân, sai khớp dùng rượu ngâm mật trăn hòa với mật gấu, huyết lình, hạt gấc giã nát... xoa bóp nhiều lần trong ngày; để chữa sốt cao trẻ em dùng mật trăn uống với nước ấm; để chữa thương tổn viêm loét ở trẻ bị chứng cam dùng bột mật trăn rắc vào nơi bị bệnh...

Mật gấu (hùng đởm) có công dụng chống co giật, giải độc, bảo hộ tế bào gan, trấn tĩnh, giảm ho, nâng cao sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy, giải nhiệt, giảm đau, kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi mật, kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp, mỡ máu và đường huyết…; mật lợn có công dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng thông tiện, kháng khuẩn, tiêu viêm… Còn lại, các loại mật động vật khác hầu như chưa được nghiên cứu kiểm chứng.

Bởi vậy, điều đáng tiếc là, trong những năm gần đây, vì nhiều lý do khác nhau số lượng người bị ngộ độc do nuốt hoặc uống mật động vật ngày càng nhiều. Có người phải nhập viện trong tình trạng vàng da, suy gan, suy thận nặng, thậm chí không ít trường hợp đã tử vong.

Trong quá trình hoạt động sinh học, mật trong cơ thể động vật chỉ tiết ra một lượng nhỏ vừa đủ để tiêu hoá thức ăn. Nếu bổ sung thêm từ bên ngoài một lượng mật khác sẽ làm cho lượng mật trong cơ thể tăng cao hơn mức bình thường và dễ gây ngộ độc, bởi trong mật có chứa axit.

Ngoài ra, trong mật còn có muối kim loại, muối mật. Khi bài tiết, thận sẽ phải làm việc rất mệt mỏi để lọc các muối này. Nếu chức năng thận kém, muối mật, muối kim loại sẽ tích tụ lại gây viêm cầu thận, bể thận, hoặc lâu dài gây ra sỏi thận.

Chưa kể trong một số loại mật còn chứa độc chất, như trong mật cá trắm có cyprinolsylfate, chất alcol steroid (5a-cyprinol), khi vào dạ dày, máu sẽ đi tới gan, thận gây suy gan, suy thận cấp; trong mật gấu chó, mật vịt có axít chenodeoxycholic gây viêm gan, xơ gan…; trong mật cóc có độc tố bufotoxin, catecholamin, indolealkylamin...

Bởi vậy, việc sử dụng mật động vật một cách tùy tiện là hết sức nguy hiểm, đó là chưa kể đến việc vì mục đích trục lợi, gian thương còn chế biến các loại mật rởm như mật gấu, mật bò tót… bằng cao dược liệu không rõ nguồn gốc khiến người tiêu dùng tiền vừa mất mà tật lại mang.

Thuốc tham khảo: Safinar

- Làm co búi trĩ, giảm đau rát, đi ngoài ra máu
- Điều trị trĩ nội, trĩ ngoại, mát đại tràng và ngăn ngừa tái phát.

Thùy Linh

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]