Dùng Paracetamol giảm đau thế nào để không gây tác dụng phụ?

Paracetamol giảm đau nhanh chóng trong vòng 15 phút và được giới chuyên môn đánh giá có dược tính an toàn cho nhiều đối tượng ngay cả với bà bầu, hay người phải dùng thuốc trong tình trạng bụng đói….

15.5972

Hóa giải đớn đau ở mọi vị trí trên cơ thể

Với cơ chết giảm đau bằng cách làm tǎng ngưỡng đau, giúp hạ sốt thông qua tác động trên trung khu điều nhiệt của não Paracetamol ức chế tổng hợp prostaglandin - có vai trò như một chất trung gian hóa học cảm nhận quá trình viêm và nhận diện các cơn đau.

Với cùng một lượng thuốc, Paracetamol mang lại hiệu quả ngang với Aspirin hay Salicylate, nhưng lại an toàn hơn nhiều như: Không gây hại cho dạ dày, tá tràng, không ảnh hưởng đến cơ thể đông máu, ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, an toàn cho phụ nữ mang thai.

Theo chỉ định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Khi bắt đầu bị đau ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, ví dụ nhức đầu, đau răng, trẹo cổ chân… trước tiên nên uống viên giảm đau thành phần chính là Paracetamol (có thể lựa chọn một trong các sản phẩm: Apap, Acenol, Codipar, Doliprane, Efferagan, Panadol).

Bởi lẽ, loại thuốc này nhanh thẩm thấu vào máu và qua thành ruột, qua đó cơn đau sẽ được thuyên giảm đáng kể. Cơn đau dưới tác dụng của Paracetamol thường hết sau vòng 1 giờ, và sau 4 tiếng thuốc sẽ hết tác dụng.

Qua rất nhiều công dụng, WHO đã công nhận Paracetamol là thuốc giảm đau hiệu quả và an toàn nhất. Với điều kiện giới hạn an toàn khi dùng thuốc Paracetamol trong thời gian 24 giờ. Đối với người lớn khỏe mạnh, liều dùng tối đa 1 ngày là 4.000mg (từ 6-8 viên, tùy theo độ mạnh của thuốc). Cân nhắc liều dùng có thể ít hơn nếu bệnh nhân bị bệnh gan nặng.

Khi sử dụng, bệnh nhân nên thận trọng với các loại thuốc khác có thể có thành phần Paracetamol trong đó, như là các loại thuốc cảm cúm hoặc các loại thuốc giảm đau khác. Và kiểm tra thành phần các loại thuốc đó trước khi uống.

Paracetamol cũng có giới hạn liều lượng sử dụng trong một ngày nên nếu có dùng cùng lúc các loại thuốc khác có thành phần Paracetamol, bạn cần biết chắc chắn là tất cả sẽ không vượt quá lượng tổng cộng Paracetamol cho phép trong 1 ngày

Hiện nay, việc sử dụng Paracetamol trong việc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu đã được người bệnh và các bác sỹ sử dụng trở lên phổ biến, bởi những tác dụng an toàn không tác dụng phụ mà nó mang lại. Paracetamol hoàn toàn không gây kích ứng và chảy máu dạ dày như Salicylate hay các tác dụng phụ khó đông máu như Aspirin nhưng, khi sử dụng cần hiểu rõ giới hạn về liều lượng để tránh dùng quá liều.

Cơ chế "phóng thích chậm" phát huy tối đa tính an toàn hiệu quả giảm đau

Nhằm tăng hiệu quả và hạn chế những tác dụng không mong muốn khi sử dụng Paracetamol, y học hiện đại đã phát hiện nghiên cứu và thử nghiệm thành công cơ chế "phóng thích chậm" đối với Paracetamol và đã áp dụng thành công tại nhiều quốc gia.

Cơ chế mới cho phép Paracetamol giảm đau nhanh chóng trong vòng 15 phút thay vì hơn 1 giờ như thuốc truyền thống.

Ban đầu, khoảng 50% hoạt chất Paracetamol sẽ được giải phóng khỏi viên thuốc và hấp thu vào máu bệnh nhân, qua đó bệnh nhân sẽ hạ sốt và giảm đau nhanh trong vòng 15 phút đầu tiên sau khi uống.

Trong vòng 45 phút tiếp theo, khoảng 25-30% lượng thuốc được giải phóng ra khỏi viên thuốc để hấp thu vào máu, chúng có tác dụng duy trì lượng thuốc trong có thể bệnh nhân, giúp bệnh nhân hết sốt và hết đau. 120 phút cuối, lượng Paracetamol còn lại sẽ tiếp tục giải phóng hết, chúng có tác dụng duy trì lượng thuốc kéo dài đến 8 tiếng để bệnh nhân không sốt và đau trở lại.

Cơ chế "phóng thích chậm" làm cho lượng thuốc từ từ được giải phóng sau đó sẽ được hấp thu vào máu đã được tính toán một cách đầy đủ để đảm bảo tác dụng tối đa của Paracetamol. Đồng thời, trong thời gian giải phóng từ từ đó, gan của bệnh nhân có thể đủ thời gian sản sinh ra các chất sulfat, glucuronics, glurtathione các chất có lợi để trung hòa các chất làm hoại tử tế bào gan là NAPQI (N-acetyl-p-benzoquinone imine), chất này do Paracetamol bị ôxy hóa bởi cytochrome P450 có ở trong gan tạo thành.

Do đó, cơ thế "phóng thích chậm" có thể giúp ít làm hại đến gan khi sử dụng Paracetamol với liều cao và thường xuyên. Tuy nhiên các bác sĩ cũng khuyên người bệnh chỉ nên dùng các loại thuốc giảm đau có Paracetamol liên tục không quá 7 ngày. Các trường hợp cá biệt cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Hiện nay, Paracetamol đang trở lên ngày càng phổ biến trên thế giới. Theo một số liệu điều tra ở châu Âu, trên 90% dân số tối thiểu mỗi tháng một lần tiêu thụ sản phẩm này, một nửa luôn mang bên mình (thường chứa thành phần paracetamol hoặc ibuprofen).

Hiện dân Mỹ và dân Pháp là đối tượng sử dụng thuốc giảm đau nhiều nhất thế giới. Tại Úc, Paracetamol luôn giữ ngôi vị "độc tôn" trong các thuốc giảm đau. Paracetamol có nhiều tên thương mại khác nhau và trong đó có những biệt dược đã đi vào "huyền thoại" như: Panadol, Panamax, Tylenol, Dymaton…

Tại Việt Nam, cũng như các nước khác, Paracetamol được xem là loại thuốc được bán không cần phải có đơn thuốc của bác sĩ. Vì tính phổ biến của mình, Paracetamol được nhiều công ty sản xuất, và vì vậy có nhiều tên thương mại khác nhau và được trình bày theo nhiều dạng sử dụng khác nhau khi sử dụng cần lựa chọn các sản phẩm của các công ty dược có uy tín, xem kỷ hạn sử dụng trước khi dùng.

Một số lưu ý khi sử dụng Paracetamol

1. Không dùng thuốc khi không đau nhức, không sốt cao trên 38,5độ dùng khi trẻ sốt trên 38,5 độ, sốt quá 5 ngày ở trẻ em và quá 10 ngày ở người lớn, trừ khi được bác sĩ chỉ định.

2. Trong các trường hợp đau đầu, đau răng, đau khớp, đau do ngã, chấn thương… bắt buộc phải uống Paracetamol thì cần lưu ý là thuốc có tác dụng sau khi uống khoảng 15-30 phút và có tác dụng tối đa trong 3-4 giờ. Vì vậy, phải dùng thuốc cách nhau tối thiểu 4 giờ.

3. Khi dùng thuốc không uống bia, rượu

4. Không dùng Paracetamol với những người mẫn cảm với thành phần của thuốc, người say rượu, người có bệnh tim mạch, phổi, thận, gan hoặc thiếu 6GP.

Các bạn cần chú ý, ngay lập tức phải đi gặp bác sỹ hoặc tới nơi cấp cứu gần nhất nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường và nghi ngờ mình đã uống quá nhiều Paracetamol.

AloBacsi.vn
Theo Trần Phương - Sức khỏe gia đình

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]