Dung sạn chữa bỏng, đau dạ dày

Dung sạn có tên khác là dung lượt, du đất. Cây thân gỗ, có thể cao đến 15-18m. Trong y học cổ truyền, rễ dung sạn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng hạ sốt, làm se, giảm đau, tiêu khát.

15.5943
(SKDS) - Dung sạn có tên khác là dung lượt, du đất. Cây thân gỗ, có thể cao đến 15-18m. Trong y học cổ truyền, rễ dung sạn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng hạ sốt, làm se, giảm đau, tiêu khát. Mỗi ngày dùng 10-20g vỏ rễ khô, thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml uống làm 1 lần trong ngày. Vỏ rễ nướng hơi cháy, giã nhỏ, sắc nước uống chữa phụ nữ khi đẻ đau bụng.

Lá dung sạn được dùng phổ biến hơn. Lá có vị chua, ngọt vào hai kinh tỳ và vị. Nước sắc lá dung sạn có tác dụng với trực khuẩn gram âm và tụ cầu khuẩn, đắp lên vết bỏng hàng ngày có thể làm lành các vết thương, vết bỏng nhiễm khuẩn.

  Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Có nơi lại dùng nước sắc và sirô lá dung sạn chữa đau dạ dày có toan với kết quả tốt. Liều dùng cho người lớn: mỗi ngày 15-30g lá khô. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau: lá dung sạn 120g, hương phụ tử chế 60g, mai mực 40g, sao vàng; nam mộc hương 40g, kê nội kim 20g, sao vàng. Tất cả thái nhỏ, tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước đun sôi để nguội vào lúc đói, trước bữa ăn 1 giờ.

Theo tài liệu nước ngoài, ở Ấn Độ, người ta dùng bột vỏ cây dung sạn trộn với mật ong chữa chảy máu, tiêu chảy, lậu, bệnh về mắt. Lá dung sạn để tươi giã nát, nấu với dầu, dùng đắp chữa những bệnh về da đầu.   

 

  DS. Hữu Bảo

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]