Dùng tã giấy sai cách có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng tiết niệu

Nhanh, tiện gọn … đã giúp tã giấy (bỉm) trở thành sản phẩm không thể thiếu với trẻ nhỏ thời nay. Nhưng cách dùng tã giấy của nhiều phụ huynh có thể khiến trẻ bị bệnh nặng vì bẩn.

15.5925

Để đối phó với câu con trai 9 tháng tuổi hay tè dầm những ngày trời trở lạnh, chị Trần Thanh Hoa, Nguyễn Thiện Thuật, Q.3, TPHCM tận dụng tã giấy tối đa để giảm việc giặt giũ quần áo liên tục.

Nhưng khổ nổi, tã giấy không hề rẻ, tiền lại đang mất giá, lương bổng của hai vợ chồng lại không được tăng nên chị phải tận dụng mỗi một cái cho cả đêm hoặc cho từ sáng tới chiều để khỏi tốn kém. Công việc giặt giũ của chị vì thế cũng nhẹ nhàng hơn trước.

Nhưng được khoảng 2 tuần, chị bắt đầu thấy mông và đùi con bị nổi mẩn đỏ, bé hay thò tay gãi ở phần sinh dục và khóc thét mỗi lần đi tiểu. Bé lại không chịu ăn và sốt cao. Chị phải đưa con đến bệnh viện.

Bác sĩ cho biết bé đã bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu mà nguyên nhân là do việc dùng tả giấy mất vệ sinh. May là con chị chưa nhiễm khuẩn đường tiểu trên nên được cho về nhà dùng kháng sinh và thuốc bôi ngoài da. Lúc này chị Hoa mới biết việc tiết kiệm 4.000đ mỗi ngày của mình nguy hiểm đến mức nào.

Nhiễm trùng vì tã giấy

ThS.BS Ngô Anh Vinh, Khoa cấp cứu, BV Nhi Trung ương cho biết, tã giấy là sản phẩm thiết yếu trong đời sống trẻ nhỏ, nếu dùng hàng trôi nổi, không đúng cách thì trẻ có thể bị nhiễm khuẩn. Đồng thời, việc sử dụng không đúng cách như đóng tả giấy chật, đóng trong thời gian dài, lười thay tã mới sẽ gây viêm da, hăm lở loét, dị ứng và nặng hơn là nhiễm trùng tiết niệu.

Việc bảo quản tã giấy không vệ sinh cũng khiến cho trẻ dễ bị tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Ví như một bịch tã đã được mở ra nhưng không được buộc kín lại hoặc cha mẹ cho trẻ chơi với tã, quăn quặt tã trên nền nhà rồi mới được dùng thì chiếc tã đó đã bị nhiễm khuẩn và sẽ truyền cho trẻ. Điều này trên thực tế đã cho thấy, rất nhiều phụ huynh xem nhẹ việc bảo quản tã giấy cho con.

Một khi trẻ bị nhiễm trùng tiết niệu thì rất dễ bị biến chứng viêm bể thận, viêm bàng quang, đau thận. Một số trường hợp nặng phải nằm viện điều trị bằng cách tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch hoặc tiêm phối hợp.

Để tã là bạn tốt

Để phòng những nguy hiểm từ tã giấy, ThS.BS Ngô Anh Vinh khuyên các bậc phụ huynh nên thay tã cho trẻ thường xuyên, không để trẻ mặc một tã quá 6 tiếng và thay ngay sau khi trẻ "đi ngoài". Trước khi đóng tã phải vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm và phải lau khô da trước khi mặc.

Để tránh cảnh tuy trẻ ít tháng tuổi nhưng cân nặng đã vượt quá mức thông thường thì các bậc phụ huyng nên dựa vào cân nặng của trẻ mà chọn kích cỡ tã giấy phù hợp. Trên bao bì của các loại tã giấy đều có ghi rõ kích cỡ theo trọng lượng này.

Bạn có biết?

Khi trẻ đã bị hăm hay lở loét vì tã giấy thì cần tạm ngừng việc dùng tã và giữ da vùng bị lỡ loét được khô thoáng.

Có thể dùng thuốc Xanh Methylen hoặc Betadin bôi vào vùng da trẻ bị hăm, lở loét. Nếu trường hợp trẻ bị lở loét nặng hãy đưa đến bác sĩ.

AloBacsi.vn
Thoe Sức khỏe gia đình

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]