Dùng vitamin B1 để chữa bệnh viêm đa dây thần kinh

Cơ chế gây ra tổn thương dây thần kinh trong bệnh thiếu vitamin B1 gây ra. Bởi vì có hiểu rõ cội nguồn tổn thương thì bác sĩ điều trị mới có thể lượng giá tốt bệnh nhân và đánh giá đúng được thời gian điều trị.

15.5977

Tại sao thiếu vitamin B1 lại gây ra bệnh?

Sức khỏe và đời sống cho biết, thiếu vitamin B1 gây ra bệnh viêm đa dây thần kinh được gọi là bệnh tê phù beriberi. Bệnh xuất hiện do ăn chế độ thiếu vitamin B1 trầm trọng.Điều đáng quan tâm với các nhà điều trị đó là cơ chế gây ra tổn thương dây thần kinh trong bệnh thiếu vitamin B1 gây ra.

Bởi vì có hiểu rõ cội nguồn tổn thương thì bác sĩ điều trị mới có thể lượng giá tốt bệnh nhân và đánh giá đúng được thời gian điều trị.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, vitamin B1 có vai trò quan trọng trong việc tạo ra điện thế dẫn truyền trên dây thần kinh. Sau khi dùng chất kháng B1, phẫu tích các dây thần kinh và đo điện thế dẫn truyền, người ta thấy sự thiếu vitamin B1 gây ra sự mất điện thế dẫn truyền trên dây thần kinh và quá trình dẫn truyền các xung động thần kinh bị ngừng hãm hoặc mất hoàn toàn.

Khi đó, người ta thấy nồng độ vitamin B1 bị giảm 40% so với giá trị gốc. Thí nghiệm này chứng tỏ, vitamin B1 có vai trò quan trọng trong việc tạo ra hiệu điện thế dẫn truyền và duy trì chức năng thần kinh.

Đo đạc các chất năng lượng cao năng trong các tế bào thần kinh thì người ta thấy, nồng độ các chất cao năng đều bị giảm. Cụ thể, nồng độ các chất ATP bị giảm 10% còn nồng độ các chất creatinphosphat bị giảm 20% khi vitamin B1 giảm 20%.

Bằng các phân tích hình ảnh giải phẫu bệnh người ta thấy, chất trục tương bị suy giảm, tế bào Schwann bị chết dần, bao myelin bị phá vỡ và dang dở, các ty thể bị phì đại và mất chức năng. Như vậy, vitamin B1, có lẽ ngoài đóng vai trò là co-enzym chuyển hóa nó còn đóng vai trò là chất duy trì sự hoàn hảo trong việc dẫn truyền các xung động thần kinh. Và do vậy việc dùng vitamin B1 rất quan trọng trong điều trị chứng bệnh này.

Điều trị bằng chính vitamin B1

Trong các trường hợp nhẹ, chỉ cần uống vitamin B1 với liều 100mg/ngày duy trì liên tục trong 2-3 tuần là bệnh đã có thể hồi phục. Còn khi bệnh ở mức độ nặng, nhất là khi bị thể bệnh tim kết hợp với thần kinh, bạn nhất thiết phải dùng B1 dưới dạng tiêm.

Thường thì sau khi thiếu vitamin B1 một tháng triệu chứng mới xuất hiện nhưng chỉ cần tiêm vitamin B1 sau 24-36 giờ triệu chứng đã bắt đầu được cải thiện. Các triệu chứng thần kinh rất nhạy cảm với điều trị song thời gian để hồi phục hoàn toàn lại rất chậm. Sau khi tiêm, bạn phải tiếp tục dùng vitamin B1 dạng uống duy trì liên tục từ 1-3 tháng tùy vào mức độ nặng nhẹ.

(Ảnh minh họa)

Thường thì khi triệu chứng phải phục hồi được chừng 70-80% thì chúng ta mới có thể ngừng thuốc và chuyển sang chế độ điều trị bằng dinh dưỡng.Với triệu chứng phù, sau tiêm 3 ngày, triệu chứng sẽ giảm bớt. Nhưng chân sẽ còn bị phù sau 2 tuần đầu tiên.

Vì thế, bạn không được dừng thuốc ngay mà cần tiếp tục điều trị tiếp theo chiến lược như trên. Nếu như được dùng thêm với thuốc lợi tiểu thì tốc độ sẽ cải thiện nhanh hơn.Sau khi ngừng uống và tiêm vitamin B1, bạn cần chú ý bổ sung bằng chế độ dinh dưỡng, ăn thực phẩm giàu vitamin B1.

Cũng theo Vnexpress, Số bệnh nhân mắc tê tê, say say tập trung chủ yếu vào trẻ em đang trong độ tuổi lớn, thanh niên hoặc người độ tuổi 30-39 vì giai đoạn này các đối tượng đang có nhu cầu vitamin rất lớn. Sau khi nghiên cứu các nhà chuyên môn đã đúc rút ra được kinh nghiệm đó là những trường hợp bệnh nặng điều trị bằng vitamin nhóm B liều cao thì lại có hiệu quả.

Năm 2000, các cơ quan chuyên môn đã đưa ra phác đồ chẩn đoán và điều trị hội chứng viêm đa dây thần kinh có liên quan đến vitamin B1 để làm căn cứ cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Để tăng cường sức đề kháng, ngoài việc mỗi người cần có một chế độ sinh hoạt ăn uống, làm việc, ngủ nghỉ điều độ, hợp lý, thì nên tích cực bổ sung vitamin hàng ngày cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C và nhóm vitamin B. Việc thiếu vitamin nhóm B nhất là B1 sẽ dẫn đến bệnh tê tê say say, còn thiếu vitamin C, vết thương sẽ chậm lành, khiến cơ thể sẽ khó tránh được các bệnh viêm nhiễm, dễ bị cảm cúm hơn, dễ mệt mỏi và xuống sức…

Ngoài ra, mỗi người có khả năng tích lũy, bảo tồn và dự trữ vitamin trong cơ thể rất khác nhau. Hầu hết các loại vitamin đều phải bổ sung hàng ngày. Nếu không được bổ sung thì cơ thể buộc phải sử dụng nguồn vitamin được dự trữ và dẫn tới tình trạng thiếu vitamin.

Vitamin không thể có hiệu nghiệm trong một thời gian ngắn, mà phải bổ sung đều đặn mỗi ngày. Vitamin có chất lượng tốt hơn khi nó có nguồn gốc từ các thực phẩm tự nhiên. Chính vì vậy dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng với cơ thể con người, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ mang đến cho con người sức khỏe và ngược lại.

Đối với người ít thời gian và nghi ngờ khẩu phần ăn hụt vitamin thì việc bổ sung bằng nước uống cũng là cách an toàn và hiệu quả để tăng sức đề kháng, chống mệt mỏi.

Tham khảo thuốc: Vitamin B1-B6-B12

Phòng và điều trị bệnh Beri-beri. Điều trị các trường hợp đau nhức dây thần kinh lưng, hông và dây thần kinh sinh ba( phối hợp với các vitamin B6 và B12). Các trường hợp mệt mỏi, kém ăn, suy dinh dưỡng và rối loạn tiêu hoá.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]