Gây tê ngoài màng cứng giảm đau cho mẹ sinh thường

Để thực hiện một ca đẻ không đau, bác sĩ sản khoa sẽ phải khám thật chi tiết cho sản phụ để biết về tiểu sử bệnh lý, tình trạng chuyển dạ, tình trạng cơn co và xem có phù hợp với phương pháp sinh này không.

15.5813

VTV cho biết, theo BS. Nguyễn Thị Tân Sinh, Giám đốc Phòng khám đa khoa quốc tế Viet Clinic, gây tê ngoài màng cứng là phương pháp được áp dụng nhiều trên thế giới. Đối với những phụ nữ sinh đẻ lần đầu, khoảng 80% phụ nữ trên thế giới mong muốn áp dụng phương pháp này. Còn đến lần sinh thứ hai, tỷ lệ này giảm xuống còn 50%.

Việc giảm đau làm giảm gánh nặng về đau đớn, mệt mỏi nhưng bất cứ một phương pháp nào cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ. Vì thế, chị em cần thực hiện phương pháp này tại những cơ sở y tế mà các thầy thuốc nắm vững kỹ thuật.

Thực hiện thủ thuật

- Theo Trí thức trẻ, trước tiên, sản phụ sẽ được bác sĩ sản khoa khám và tiên lượng đẻ thường được, bác sĩ gây mê sẽ khám toàn diện để chọn lựa các trường hợp có chỉ định, giải thích cho sản phụ và được sản phụ ký giấy tự nguyện xin làm giảm đau.

- Người mẹ được cho nằm nghiêng bên trái và co người, cong lưng lại. Một cuộn vải lót có thể được đặt dưới hông trái của thai phụ.

(Ảnh minh họa)

- Hoặc thai phụ được cho ngồi ở mép giường và cúi người lên bàn để cong lưng lại. Bác sĩ sẽ sát trùng vùng thắt lưng cho thai phụ. Sau đó, tiêm thuốc tê vào vùng thắt lưng của người mẹ. Thai phụ sẽ có cảm giác đau nhói hay rát.

- Bác sĩ sẽ tiêm lên vùng gây tê và đặt ống vào khoang trên màng cứng quanh xương sống. Thai phụ hãy thở nhẹ và sâu, thư giãn, không cử động. Tiếp đó, bác sĩ sẽ lấy kim ra và để lại ống mềm trong lưng. Băng keo được dán để giữ ống đúng vị trí.

Cảm giác sản phụ trải qua khi được gây tê ngoài màng cứng

Tại thời điểm tiến hành thủ thuật, khi gây tê tại chỗ sản phụ sẽ có cảm giác đau như 1 mũi tiêm thông thường.

Khi bắt đầu bơm thuốc sản phụ có thể cảm nhận được 1 dòng mát dưới lưng (hoặc không thấy gì cả). Ít phút sau sản phụ sẽ thấy đỡ đau. Tùy theo người đôi khi sẽ có cảm giác âm ấm ở 2 bàn chân, tê như kiến bò 2 bàn chân, hay nặng ở chân.

Phản ứng có  thể xảy ra

Là 1 thủ thuật y khoa nên bên cạnh lợi ích to lớn mà nó đem lại, gây tê ngoài màng cứng cũng có những nhược điểm và biến chứng nhất định.

Thuốc tê có thể gây giãn mạch, tụt huyết áp, và có thể ảnh hưởng đến cung cấp máu cho thai nhi. Một số sản phụ có thể thấy buồn nôn, toát mồ hôi, mệt xỉu hay khó thở vì tụt huyết áp. Có thể phòng tránh bằng truyền dịch trước khi gây tê. Trong khi gây tê, huyết áp mẹ và tim thai luôn được theo dõi sát sao liên tục.

Cơn co tử cung có thể phần nào bị ảnh hưởng bởi thuốc tê, nhưng bằng việc theo dõi tần số và cường độ cơn co tư cung bằng Monitoring sản khoa, các bác sĩ sản khoa và nữ hộ sinh sẽ biết được chính xác khi nào và bằng cách nào để can thiệp làm tăng cơn co tử cung.

Một số biến chứng ít gặp

Trong một số trường hợp sản phụ có thể đau đầu vài ngày sau đẻ, đau có thể tự hết hoặc hết sau khi dùng thuốc cũng như nằm nghỉ ngơi đúng tư thế.

Nhiễm trùng khoang ngoài màng cứng là 1 biến chứng nặng có thể xảy ra. Tuy nhiên có thể thể giảm thiểu biến chứng này bằng cách tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc vô trùng.

Trường hợp không thể thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng:

- Mẹ bầu bị rối loạn đông máu.

- Nhiễm khuẩn vùng thắt lưng hoặc trước đây có phẫu thuật thắt lưng.

- Có vấn đề về huyết áp và vấn đề về dây thần kinh.

- Nhiệt độ cơ thể đang cao hơn 38 độ C.

Tham khảo thuốc: Vitamin A

Trên da và niêm mạc: Vitamin A rất cần cho quá trình biệt hoá các tế bàobiểu mô ở da và niêm mạc, có vai trò bảo vệ sự toàn vẹn của cơ cấu và chức năng của biểu mô khắp cơ thể, nhất là biểu mô trụ của nhu mô mắt.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]