Dưới đây là một số câu hỏi do BS Mỹ Hạnh (Viện Tim TP.HCM) tập hợp và giải đáp cùng bạn đọc...
. Có phải do dùng các thuốc trị bệnh tiểu đường nên dễ bị rối loạn cương dương?
+ Bệnh tiểu đường gây ra các biến chứng đại mạch và vi mạch, trong đó rối loạn cương được xem là một biến chứng cụ thể của bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn cương cần đi khám bác sĩ chuyên khoa
nội tiết hoặc nam học để được chẩn đoán và tư vấn đúng về tình trạng bệnh và các thuốc có thể dùng. Một số loại thuốc
điều trị rối loạn cương thuộc nhóm ức chế, hiệu quả của thuốc khá tốt nhưng cần chú ý khi dùng cho những
bệnh nhân có
bệnh lý tim mạch, vì có thể gây tụt huyết áp quá mức khi dùng chung với một số thuốc hạ áp khác. Do đó,
người bệnh cần được thăm khám kỹ lưỡng và có ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Những triệu chứng của bệnh tiểu đường?
Bệnh tiểu đường có các triệu chứng điển hình như tiểu nhiều, khát nước uống nhiều, giảm cân... Thế nhưng bệnh tiểu đường thường có một giai đoạn (có thể kéo dài khoảng 10 năm) không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào nên đa số bệnh nhân tiểu đường chỉ phát hiện khi tình cờ được chẩn đoán.
Do đó, những người trên 40 tuổi nên thử đường máu ba năm/lần để phát hiện (nếu có) bệnh tiểu đường; hoặc có thể tự đến các bệnh viện và các trung tâm y tế để thử máu khi cần thiết.
. Những người quá mập có bị bệnh tiểu đường không?
+ Béo phì là một nguy cơ của bệnh tiểu đường, do đó những người
béo phì cần đi khám định kỳ để kiểm tra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, còn có nhiều tình trạng hoặc bệnh lý khác cũng gây ra béo phì như chế độ ăn nhiều chất béo, ít vận động... nên người béo phì chưa hẳn sẽ bị tiểu đường. Dù vậy, luôn phải giảm cân để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa các loại bệnh khác.
. Lượng đường trong máu bao nhiêu là giới hạn bình thường?
+ Đường máu lúc đói là dưới 5,5 mmol/lít. Nếu đường máu hai lần thử lớn hơn và bằng 7 mmol/lít hoặc đường máu bất kỳ lớn 11,1 mmol/lít là chắc chắn bị mắc bệnh tiểu đường. Khi đường máu lúc đói từ 5,6 cho đến 6,9 mmol/lít thì gọi là giảm dung nạp đường máu lúc đói hoặc là tiền tiểu đường. Vì những người này rất dễ tiến triển đến bệnh tiểu đường nếu không thay đổi lối sống.
. Thường xuyên uống cà phê không đường có tránh được bệnh tiểu đường không?
+ Bệnh tiểu đường do nhiều nguyên nhân gây ra: di truyền, dùng thuốc, độc chất, lối sống thụ động, chế độ ăn uống không điều độ... dẫn đến hủy hoại, suy giảm chức năng tế bào nội tiết của tụy hoặc giảm hiệu quả của insulin nội sinh. Việc dùng cà phê không đường không thuộc vào các yếu tố kể trên và cũng không góp phần tránh được bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, uống cà phê thường xuyên và quá nhiều cũng có ảnh hưởng không tốt lên hệ thống thần kinh và tim mạch.
. Tiểu đường type 2 có xảy ra với người trẻ không?
+ Bệnh tiểu đường type 2 trước đây được hiểu là bệnh tiểu đường ở người già nhưng ngày nay với lối sống thay đổi quá nhanh đã dẫn đến việc xuất hiện nhiều bệnh nhân trẻ béo phì và tiểu đường type 2. Hiện nay đã xuất hiện những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 2 lúc tuổi còn trẻ. Trong tương lai, khi số học sinh béo phì tăng lên, số trẻ mắc tiểu đường type 2 sẽ ngày càng trở nên phổ biến.
. Tôi bị bệnh tiểu đường type 2 và hiện tại men gan quá cao, vậy nên điều trị như thế nào?
+ Đối với người bị bệnh tiểu đường type 2, khi có bệnh gan phối hợp thì không sử dụng thuốc viên hạ đường huyết để điều trị, vì nó sẽ làm tổn thương gan nặng nề hơn. Trong trường hợp này cần phải đến khám và làm các xét nghiệm tại các chuyên khoa nội tiết... Các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để giúp bạn có một phác đồ điều trị hợp lý.
. Nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm bệnh cao đối với các bệnh nhân bị tiểu đường?
+ Người bệnh tiểu đường rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như: viêm phổi, nhiễm trùng niệu-
sinh dục, nhiễm trùng răng... Tình trạng bị nấm sinh dục thường xuyên có thể do nhiều nguyên nhân liên quan đến tiểu đường, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, dùng các thuốc rửa phụ khoa quá mức làm thay đổi môi trường tự nhiên của hệ sinh dục... Do đó, người bệnh cần phải đi khám để xác định đúng nguyên nhân và loại nấm gây bệnh để được tư vấn cách phòng ngừa và điều trị thích hợp.
Hỏng răng, sâu răng, rụng răng cũng là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường, kiểm soát đường huyết tốt bằng chế độ ăn, sinh hoạt, dùng thuốc giúp hạn chế tối thiểu sự xuất hiện của biến chứng trên. Ngoài ra, người bệnh cũng nên đi khám răng định kỳ để phát hiện và điều trị sớm tình trạng nhiễm trùng răng miệng.
Điều trị bệnh tiểu đường đòi hỏi phải có một kế hoạch toàn diện về chế độ ăn, sinh hoạt, tập luyện và dùng thuốc. Ăn uống kém và ngủ kém đều có tác động không tốt đến tình trạng bệnh cũng như chất lượng cuộc sống. Việc chọn lựa thuốc phụ thuộc vào diễn biến của bệnh, chức năng nội tiết của tụy, các đặc điểm thể chất (chiều cao, cân nặng, vòng bụng), các bệnh lý đi kèm... Do đó, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa và làm các xét nghiệm cần thiết để có thể ra một chiến lược điều trị thích hợp.