Giảm tiểu cầu có phải điều trị lâu dài?

Mỗi lần tái khám tiểu cầu của con em đều giảm vì vậy em băn khoăn không biết là tiểu cầu của cháu vẫn giảm và phải điều trị lâu dài ạ?

0

Bác sĩ cho em hỏi. Con em bị xuất huyết giảm tiểu cầu bây giờ đang điều trị ngoại trú. Lúc cháu ra viện tiểu cầu là 674. Bốn tuần sau cháu đi khám lại tiểu cầu là 354. Bác sĩ đã giảm liều. 4 tuần tiếp theo tái khám lần 2 tiểu cầu là 299 và Bác sĩ đã cho ngưng thuốc hẹn 4 tuần sau khám lại. Mỗi lần tái khám tiểu cầu của con em đều giảm vì vậy em băn khoăn không biết là tiểu cầu của cháu vẫn giảm và phải điều trị lâu dài ạ? Em muốn hỏi xem cháu như vậy đã ổn định chưa? Và như thế nào sẽ là khỏi hoàn toàn và không cần tái khám? Cảm ơn Bác sĩ!

ThS. Nguyễn Kiên Cường - Y học Dự phòng - Viện Y học dự phòng Quân đội trả lời:

Chào em!

Với chỉ số bạn mô tả tôi chưa hiểu rõ là bạn dùng đơn vị nào? Thông thường trên lâm sàng thường sử dụng đơn vị là G/L. Với đơn vị này thì số lượng tiểu cầu của cháu lần xét nghiệm thứ nhất là 674 G/L, lần 2 là 354 G/L và lần xét nghiệm thứ 3 là 299 G/L. So sánh với số lượng tiểu cầu bình thường là 150 - 400 G/L thì có thể thấy rằng xét nghiệm của cháu khi ra viện là tăng tiểu cầu. Xét nghiệm những lần tiếp theo cho thấy giá trị số lượng tiểu cầu trong giới hạn bình thường. Tôi cho rằng với chẩn đoán bạn cho biết là cháu bị xuất huyết giảm tiểu cầu mà khi ra viện tiểu cầu là 674 G/L thì có 2 khả năng:

+ Kết quả xét nghiệm không chính xác

+ Cháu được truyền một lượng lớn tiểu cầu trong thời gian điều trịVấn đề là với bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu thì nguyên nhân là gì, từ nguyên nhân mới có biện pháp điều trị và tiên lượng. Có thể tạm chia nguyên nhân gây giảm tiểu cầu làm hai nhóm:

+ Tăng tan vỡ tiểu cầu ở máu ngoại vi: giảm tiểu cầu do nguyên nhân miễn dịch, tự miễn dịch, rối loạn đông máu, nhiễm vi rút…v.v

+ Giảm sinh tiểu cầu trong tủy xương: các bệnh máu ác tính, suy tủy. ..v.v.

Điều trị giảm tiểu cẩu

Xuất huyết giảm tiểu cầu do nguyên nhân tự miễn dịch hay gặp ở trẻ em và điều trị sử dụng liệu pháp Corticoid. Tôi phỏng đoán rằng có thể cháu bé nhà bạn là xuất huyết giảm tiểu cầu do nguyên nhân miễn dịch. Nếu cháu đã ngưng sử dụng Corticoid thì có thể bệnh cháu sẽ dần ổn định. Hiện tại thì có thể cho răng bệnh của cháu đã ổn định và dang trong thời gian theo dõi, bạn cần cho cháu tái khám theo hẹn của bác sĩ,khoảng 80% trẻ em có bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch phục hồi hoàn toàn sau 6 tháng. Chúng tôi có quá ít thông tin để có thể giải đáp do vậy bạn nên hỏi trưc tiếp bác sĩ điều trị vì bác sĩ điều trị là người năm rõ nhất tình trạng bệnh tật của cháu.

Chúc gia đình bạn mạnh khỏe!

Chào Bác sĩ! Năm nay em 39 tuổi. Vừa rồi khám sức khoẻ định kì trong cơ quan em nhận được kết quả là tiểu cầu của em còn 98. Sau đó em lên Viện truyền máu và huyết học khám thì tiểu cầu của em đo được là 98. Sau đó bệnh viện làm xét nghiệm đủ thứ và có làm xét nghiệm tuỷ đồ nhưng không phát hiện ra bệnh. Bệnh viện không giải thích và không cho uống thuốc hay cho em hỏi gì hết chỉ kêu tên và trả hồ sơ hẹn sau 2 tuần tái khám. Vậy Bác sĩ cho em hỏi: Em đang giảm cân hay nhịn ăn có ảnh hưởng tới việc tiểu cầu giảm không? Em hay làm quá sức có ảnh hưởng đến việc giảm tiểu cầu không? Mong Bác sĩ tư vấn và chỉ cho em biết. Xin cảm ơn Bác sĩ!

BS. Nguyễn Văn An - Chuyên khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trả lời:

Chào bạn!

Nghiên cứu trên một quần thể lớn đã chỉ ra được hầu hết những người bình thường, khỏe mạnh có số lượng tiểu cầu trong khoảng từ 150 – 450 G/l. Tuy nhiên, trên từng cá thể khác nhau, số lượng tiểu cầu cũng rất khác nhau và còn có thể khác nhau ngay trên mỗi người ở những giai đoạn khác nhau. Chỉ một số rất ít người có số lượng tiểu cầu không nằm trong khoảng giới hạn này nhưng vẫn là bình thường với cơ thể của họ nghĩa là không gây ra bất kì triệu chứng, bệnh lý nào và không ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của họ.

Vì vậy, khi xét nghiệm máu, số lượng tiểu cầu của bạn là 98, nhiều khả năng là không bình thường và cần phải tìm nguyên nhân. Tiểu cầu được sản xuất ra từ tủy xương sau đó được lưu hành trong máu. Do đó tiểu cầu giảm có thể do tủy xương giảm sinh (trong bệnh lý như: suy tủy, bệnh lý ác tính tủy xương,…) hoặc có thể do tiểu cầu trong máu bị phá hủy (có thể có căn nguyên hoặc vô căn).

Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông và cầm máu do vậy khi tiểu cầu giảm sẽ tăng nguy cơ bị xuất huyết ở bất kì vị trí nào trên cơ thể: chảy máu chân răng, chảy máu mũi, xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, đái máu, rong kinh đối với nữ,….

Bác sĩ hẹn bạn khám lại sau 2 tuần nhưng trong thời gian đó nếu bạn có bất kì biểu hiện gì bất thường như trên thì bạn cần khám lại ngay. Còn hiện tượng giảm cân, nhịn ăn hoàn toàn không liên quan tới tình trạng giảm tiểu cầu của bạn.

Chúc bạn khỏe!

Tham khảo thuốc:

Natriclorid: Dùng nhỏ rửa mắt, rửa mũi. Bụi bẩn do đi xe máy nhiều, ghèn rỉ mắt. Ngứa mắt, mỏi mắt, khô rát mắt. Phòng ngừa bệnh dịch về mắt. Trị sổ mũi, nghẹt mũi.

Trà Mi

Nên đọc


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]