Giầy cao gót: Tác hại và cách phòng tránh

(Sức khỏe) - Giày cao gót luôn được chị em phụ nữ yêu thích vì nó tôn vinh vẻ đẹp hình thể của chị em. Không những nó giúp chị em "ăn gian" chiều cao mà tạo dáng đi uyển chuyển, thướt tha. Tuy nhiên nó lại là một trong những thủ phạm gây tác hại không nhỏ đến sức khỏe. Đi giày cao gót sao cho vừa đẹp vừa giảm bớt các tác hại là điều mà chị em nên quan tâm.

15.5977

Biến dạng ngón chân

Mũi bàn chân – bộ phận phải chịu lực thứ hai sau cổ chân – đến lượt mình cũng phải hứng chịu phần đáng kể trọng lượng cơ thể, dẫn đến tình trạng thoái hóa sớm các khớp bàn chân, ngón chân và biến dạng khớp. Nếu giày cao gót có thêm yếu tố mũi nhọn thì rất dễ dẫn đến hiện tượng vẹo ngón chân cái (ngón cái chồng lên hoặc quặp xướng dưới ngón bên cạnh) và biến dạng (hoặc thoái hóa) các ngón chân còn lại ở mức độ khác nhau.

Trên thực tế, nhiều người bị vẹo ngón cái do giày cao gót mũi nhọn không thể đi lại được do quá đau đớn đã phải phẫu thuật tạo hình lại ngón chân cái để phục hồi chức năng và vận động cho bàn chân.

Thoái hóa sớm khớp cổ chân

Theo PGS-TS Nguyễn Vĩnh Ngọc, Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai, có tới 50% người Việt Nam có dị tật chân (chân chữ bát, chân vòng kiềng). Điều này đồng nghĩa với việc diện tiếp xúc các khớp gối bị thu hẹp. Khi đi giày cao gót lâu ngày, các khớp phải làm việc liên tục trong khi diện tiếp xúc ít dẫn tới tình trạng khớp bị lỏng lẻo và thoái hóa sớm. Điều này cũng xảy ra với cả khớp cổ chân. Chính vì vậy, người hay đi giày cao gót thường gặp hiện tượng đau, mỏi mỏi chân.

Viêm khớp gối

Cũng là một bộ phận giảm xóc chuyên nghiệp, đầu gối là khớp nối lớn nhất trong cơ thể bạn. Nó được tạo ra để giúp cơ thể uyển chuyển. Thường xuyên sử dụng giầy cao gót có thể làm gia tăng áp lực lên các bề mặt bên trong của đầu gối, nhanh chóng khiến chúng bị hao mòn dẫn đến viêm khớp xương.

Tổn thương dây chằng

Nếu bạn đi giày cao gót khoảng 5 ngày một tuần hoặc hơn thì bạn gần như phải đối phó với các biến chứng tới từ việc dây chằng bị thương tổn. Cơ bắp của bạn có thể bị co rút tới 13%, đặc biệt là dây chằng có tên gọi Achilles (dây chằng asin, còn gọi là dây chằng gót chân hoặc gân asin).

Việc dây chằng bị ảnh hưởng do đi giày cao gót nhiều có thể khiến bàn chân biến dạng, gập lại nhiều hơn so với thông thường

Mọc gai xương gót

Khi đi giày cao gót, gót chân luôn ở vị trí cao hơn đáng kể so với mũi bàn chân do đó luôn phải trực tiếp chịu sức nặng của cơ thể. Mô mềm gan bàn chân vốn có tác dụng như một giảm xóc cũng không chịu được tải trọng quá lớn dẫn đến tình trạng bị chấn thương kéo dài. Dần dần, xuất hiện hiện tượng gai xương gót, làm tổn thương vùng gót chân tăng lên đáng kể.

Đau lưng

Để dễ dàng di chuyển trên một đôi giày cao gót, cột sống của bạn cần phải lắc lư theo một tư thế bất thường. Đó là một quá trình gây nhiều áp lực xuống các cơ ở thắt lưng. Kết quả là bạn sẽ đau lưng dưới.

Rối loạn chu kì kinh huyệt

Giày cao gót đặc biệt nguy hiểm cho những người bị phù mắt cá chân, bởi vì máu lưu thông ở bàn chân bị cản trở. Đặc biệt đối với các gót giày cao hơn và mỏng hơn có thể mang lại cho bạn những nguy cơ rối loạn chu kì kinh nguyệt, mãn kinh sớm, hình thành các u nang, xuất hiện của chứng huyết khối và mối đe dọa sẩy thai.

Ảnh hưởng đến khả năng sinh con

Đi giầy cao gót gây nên những ảnh hưởng xấu đến khung xương chậu, chi phối hoạt động của hệ thống niệu sinh dục, dẫn đến việc có thể bị lãnh cảm, giảm khả năng có con.

Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải từ bỏ những đôi giày cao gót nhưng cũng đừng nên đi quá liên tục. Tốt nhất nên chọn những đôi giày có độ cao vừa phải, dễ đi, tránh tình trạng bó chân quá mức, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để hạn chế bớt các tác hại của giày cao gót với sức khỏe đôi chân, bạn nên hạn chế tối đa việc đi giày quá cao. Chỉ đi giày cao gót trong thời gian ngắn trong các dịp lễ hội, tiếp đón chính thức, long trọng, đi đường. Còn khi đến cơ quan làm việc, nên đi giày mềm hay dép. Không nên chọn giày quá chật, mà có độ ôm vừa phải, được làm từ các chất liệu tự nhiên, mềm mại để không gây cọ xát và kích ứng cho da vùng bàn chân. Phần đế giày không quá nhọn và dốc so với mũi giày. Chiều cao thích hợp của đế giày là từ 2 – 4cm, đường kính 3 – 5cm.

Nếu vì công việc bạn phải mang giày cao gót suốt cả ngày thì nhớ chú ý chăm sóc đôi bàn chân của mình. Mỗi buổi tối khi về đến nhà nên áp dụng các bài tập thư giãn cho chân, có thể là massage hay ngâm chân vào nước ấm để giúp máu lưu thông tốt hơn.

Nếu như bạn mang giày cao gót trong suốt một ngày, hôm sau bạn nên đi giày bệt. Và nếu muốn để dành sức khỏe cho một đêm đặc biệt, bạn đừng bao giờ đi bộ trên giày cao gót liên tục trong vài giờ.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]