Giúp bạn tự kiểm tra sức khỏe tại nhà

Xin giới thiệu đến bạn đọc một số cách tự kiểm tra nhịp tim, thiếu sắt, hơi thở khò khè, lượng đường trong máu và vòng eo của bạn.

15.6019
Người ta thường nói phòng bệnh hơn chữa bệnh. Trong cuộc sống hiện đại đầy căng thẳng ngày nay, việc cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên trở thành việc hết sức cần thiết cho một cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh. Nhưng với nhiều người, đi đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe là điều mà họ cố tránh, trừ khi cảm thấy có vấn đề thực sự nghiêm trọng.
 
Nếu bạn là một trong số đó, hãy thay đổi quan điểm càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bạn cần biết cách tự kiểm tra sức khỏe của mình tại nhà, trước khi đến bác sĩ thăm khám.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe là chìa khóa để sớm phát hiện các bệnh mình có thể mắc phải. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn bắt đầu thói quen kiểm tra sức khỏe của mình:

Kiểm tra nhịp tim

Nhịp tim của bạn điều khiển tốc độ bơm máu đi khắp cơ thể, cung cấp lượng máu cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

Rung tâm nhĩ (AF) là hiện tượng phổ biến nhất của rối loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường) ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm, nhưng nhiều người thậm chí không nhận ra rằng họ gặp phải hiện tượng này.
 
Bản thân rung tâm nhĩ không đe dọa tính mạng, nhưng nó có thể dẫn đến tim đập nhanh, ngất, đau ngực, hoặc suy tim do sung huyết... Những người có AF thường có nguy cơ đột quỵ tăng lên đáng kể (cao gấp 7 lần so với người bình thường).
 
Để đo nhịp tim ở nhà, chỉ cần kiểm tra mạch. Đặt hai ngón tay cạnh ngón tay cái lên cổ tay, dùng một đồng hồ để giữ thời gian và đếm xem có bao nhiêu nhịp đập trong 20 giây. Nhân con số này lên 3 lần. Kết quả sẽ là nhịp tim của bạn trong một phút.
 
Khi đo mạch, hãy lưu ý vì mạch có thể không đều.

Ở người lớn, nhịp tim bình thường là 60-85 nhịp mỗi phút (đối với các vận động viên có thể thấp hơn - 40-60 bpm), trẻ em có nhịp tim sinh lý nhanh hơn người lớn (từ 110 - 130 nhịp/phút). Nhịp tim không đều hay có bất thường (nhanh hay chậm) đều có thể là dấu hiệu của bệnh tật.

Kiểm tra thiếu sắt 

Thiếu sắt thường dẫn đến thiếu máu. Máu làm cho các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, mang oxy đến các tế bào khắp cơ thể, tăng cường năng lượng và làm cho làn da của bạn có màu sắc khỏe mạnh.
 
Thiếu sắt có thể khiến bạn yếu, mệt mỏi và xanh xao, vì cơ thể không thể sản xuất đủ hemoglobin - một chất trong các tế bào hồng cầu cho phép hồng cầu nhận oxy.
 
Ở trẻ nhỏ, thiếu máu, thiếu sắt có thể gây ra hở van tim, chậm phát triển. Khi máu thiếu oxy, tim phải làm việc nhiều hơn để có được đủ oxy khắp cơ thể. Theo thời gian, có thể dẫn đến tim đập nhanh hoặc không đều, đau ngực, hở van tim, và thậm chí suy tim.

Để kiểm tra thiếu sắt hay không, bạn nên chú ý kiểm tra da bị nhợt nhạt hoặc vàng bất thường (đặc biệt là lòng bàn tay bị nhăn), nướu răng, nhịp tim đập nhanh hoặc không đều.

Kiểm tra hơi thở khò khè

Thở khò khè là một hiện tượng bất thường trong hơi thở. Thở khò khè do đường dẫn khí trong phổi bị thu hẹp, thường là kết quả của các bệnh như hen suyễn, COPD (tắc nghẽn phổi mãn tính), viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, hoặc viêm phổi.

Để kiểm tra hơi thở khò khè, hãy chú ý xem có đờm hay không. Nếu có đờm, xem đó là màu vàng, xanh, hoặc màu nâu để có thể biết được tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn đến đâu. Đờm màu trong nhưng rất dính là đặc trưng của bệnh hen suyễn. Dấu hiệu của bệnh hen suyễn còn là thở khò khè và khó thở khi tập thể dục.

Kiểm tra lượng đường trong máu

Tiểu đường là một bệnh xảy ra khi cơ thể không đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin đúng cách. Khi bạn bị tiểu đường, đường tích tụ trong máu của bạn thay vì chuyển vào các tế bào. Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu có thể giúp giảm nguy cơ bị biến chứng của bệnh này.

Bạn có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao nếu bạn trên 45 tuổi, thừa cân, ít vận động cơ thể hoặc có một thành viên trong gia đình bị tiểu đường (cha mẹ, anh chị em).
 
Nếu bạn có nguy cơ cao với bệnh này, hãy thường xuyên làm các xét nghiệm đường trong máu. Bạn có thể mua dụng cụ thử máu trực tiếp để biết lượng đường trong máu của mình đến đâu. Lượng đường bình thường rơi vào giữa 70 và 99 mg mỗi dL (thử nghiệm nên được thực hiện vào buổi sáng trước khi ăn để cho kết quả chính xác).

Đo vòng eo của bạn

Thậm chí nếu bạn không thừa cân, nhưng vòng eo thêm mỡ, tăng lên cũng có thể đặt bạn vào nguy cơ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường loại 2, huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ… Đo vòng eo của bạn là cách đơn giản xác định xem liệu bạn có các chất béo dư thừa ở vùng bụng hay không.
 
 
Để làm việc này rất dễ dàng. Đứng thẳng và thư giãn cơ bụng, vòng thước dây qua vòng eo bắt đầu từ rốn. Không kéo thước quá chặt và ghi lại kết quả.
 
Đối với phụ nữ, một vòng eo 80cm là đáng báo động, vì nó có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và bệnh tiểu đường. Đối với nam giới, vòng eo trên 94cm cũng đã là thuộc diện cảnh báo, bạn cần xem xét lại chế độ ăn uống, luyện tập của mình. Nếu cần thiết, nên đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
 
Các xét nghiệm này tất nhiên không phải là một biện pháp thay thế hoàn toàn để kiểm tra sức khỏe hàng năm. Nhưng việc tự kiểm tra sức khỏe này cũng rất quan trọng và có thể giúp bạn sớm phát hiện bệnh tật.
 
Theo Lan Ngọc - aFamily/ Life
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]