Giúp con tránh bị xâm hại

Xâm hại tình dục trẻ em xảy khi người lớn sử dụng quyền lực và sức mạnh để ép buộc các em tham gia vào hành vi tình dục.

15.6027

 

Nên dạy cho trẻ biết đâu là sự đụng chạm không an toàn
Ảnh minh họa: Internet
 
>>

Xâm hại tình dục là sự đụng chạm không an toàn, khiến trẻ em phải bối rối, khó chịu, sợ hãi (cũng có thể là lời nói, cử chỉ, cách nhìn) với các biểu hiện:

 Hôn hít, sờ mó vào ngực hay bộ phận sinh dục của trẻ

 Bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của mình

 Quan hệ tình dục bằng đường miệng hay hậu môn

 Toan tính quan hệ tình dục

 Mại dâm trẻ em

Quấy rối tình dục là một hình thức xâm hại tình dục với các biểu hiện:

 Phô bày bộ phận sinh dục của mình để trẻ nhìn thấy

 Nhìn trộm khi trẻ không mặc quần áo (khi trẻ tắm, thay quần áo)

 Dùng lời nói để kích thích tình dục

 Cho trẻ xem tranh ảnh, sách báo, băng hình, phim khiêu dâm.
 
Phải chỉ rõ cho trẻ biết đâu là bộ phận "nhạy cảm" trên cơ thể
Ảnh minh họa:Internet

 Giúp trẻ chủ động tránh xâm hại tình dục?

Trong môi trường gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đến trẻ cũng như việc giúp trẻ nhận biết những hành vi xâm phạm tình dục để đề phòng là hết sức cần thiết. . Ngay từ nhỏ, bạn nên cung cấp những kiến thức về giới tính cho con. 

Dạy trẻ biết tôn trọng bản thân, không để ai xâm phạm. Cần hướng dẫn cho trẻ biết ai là người có thể chạm vào cơ thể.Một cách nhẹ nhàng và khéo léo, bạn nên nói với con rằng những bộ phận nhạy cảm không để người khác chạm vào cũng như không được chạm vào của các bạn khác hay của người lớn. Bạn cũng phải chỉ rõ cho trẻ thấy chỗ “nhạy cảm” là chỗ nào. Đồng thời, bạn nên dạy các bé trai không được xâm phạm các bạn nữ.

Dạy trẻ đừng bao giờ nói chuyện với người lạ, nên giả vờ như không nghe thấy và đi nhanh sang nơi khác. Trong trường hợp nguy hiểm, bạn hãy nói với trẻ hiểu rằng chúng có thể nói dối để thoát khỏi nguy hiểm. Thêm vào đó, bạn có thể dạy trẻ cách nhận dạng những hành vi xấu như: ép trẻ uống bia, rượu, hút thuốc, sờ mó, vuốt ve bộ phận sinh dục của trẻ, rủ trẻ vào chỗ tối… Lúc đó, phải kiên quyết phản đối, thậm chí có thể la hét, kêu khóc, cắn và kêu cứu hoặc tìm cách để chạy trốn tới nơi đông người. Bạn cần nói với trẻ rằng mọi người luôn sẵn sàng bảo vệ khi trẻ bị đe dọa.

Dạy trẻ nhớ số điện thoại của bố, mẹ và những người thân khác trong gia đình cùng các số điện thoại khẩn cấp như 115, 113…
 
Bạn cũng không nên để trẻ nhỏ ở nhà, đến nơi công cộng hoặc đi ra chỗ vắng một mình, không cho trẻ ăn mặc hở hang vì dễ gây kích thích sự ham muốn đối với những kẻ có ý xấu. Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ rằng những trẻ nhút nhát, tự ti, ít bạn bè thường dễ bị kẻ xấu tấn công. Vì vậy, bạn  hãy dạy trẻ vui vẻ, tự tin, quý trọng bản thân, không dễ bị cám dỗ bởi đồ chơi hay bánh kẹo.
 
Hãy dạy trẻ vui vẻ, tự tin, quý trọng bản thân, không dễ bị cám dỗ
Ảnh minh họa:Internet

Bên cạnh việc dạy con biết tự bảo vệ mình, bạn phải luôn biết rõ con mình đang ở đâu và với ai. Nên thường xuyên tạo điều kiện để trẻ chia sẻ với bạn về những mối quan hệ với những người xung quanh. Đó cũng là cơ hội để bạn phát hiện kịp thời các biểu hiện thay đổi cơ thể và tâm lý của con mình.

Điều quan trọng nữa là sự tin cậy của trẻ đối với bạn để trẻ cảm thấy thực sự thoải mái khi nói chuyện với bạn. Sự gần gũi, quan tâm thường xuyên và tinh ý của cha mẹ đối với những hành vi phi ngôn ngữ của con có thể giúp cha mẹ nhận biết những dấu hiệu cho thấy con mình bị xâm hại và ngăn chặn kịp thời.

Tóm lại, nói chuyện vế giới tính với trẻ là một việc rất cần thiết ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Việc giáo dục giới tính cho trẻ cần được thực hiện toàn diện nhằm giúp trẻ hiểu rõ về giới tính của mình ở mọi khía cạnh. Việc này sẽ giúp trẻ không bối rối trước những thay đổi của cơ thể và tránh nguy cơ xâm hại tình dục. Thêm vào đó, sự quan tâm, gần gũi, tinh ý của cha mẹ chính là hàng rào bảo vệ trẻ trước những nguy cơ bị xâm hại tình dục.

  AloBacsi.vn(Theo Phụ nữ TPHCM)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]