Hà Tĩnh: “Vật vã” đối phó dịch bệnh

Với phương châm "nước lũ rút đến đâu tiến hành làm vệ sinh và xử lý môi trường đến đấy", ngành y tế huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh và ngành y tế huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình - những địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất trong cơn lũ vừa qua đang tích cực vào cuộc kịp thời xử lý môi trường,

15.6075

Với phương châm "nước lũ rút đến đâu tiến hành làm vệ sinhxử lý môi trường đến đấy", ngành y tế huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh và ngành y tế huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình - những địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất trong cơn lũ vừa qua đang tích cực vào cuộc kịp thời xử lý môi trường, nước sinh hoạt nhằm khống chế không để dịch bệnh bùng phát và lây lan, đảm bảo cuộc sống cho người dân vùng lũ.

Ở các xã bị ngập sâu, tranh thủ lúc trời không mưa, nước rút, cán bộ y, bác sĩ  của trạm đã đến lau chùi, quét dọn những vật dụng trong trạm để đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe nhân dân sau mưa lũ. Tại xã Lộc Yên (Hà Tĩnh), cán bộ trạm y tế phối hợp với y tế thôn xóm đang đến tận các gia đình hướng dẫn cho người dân xử lý nguồn nước, làm vệ sinh môi trường. Ông Nguyễn Văn Canh - Y tế thôn 8 (Lộc Yên) cho biết: "Cả xóm có 63 hộ, tất cả đều bị ngập lụt. Đến nay, nước đã rút nhưng nước uống và sinh hoạt còn gặp rất nhiều khó khăn, nguy cơ xảy ra dịch là rất cao".

Trước tình trạng thiếu nước sinh hoạt, thôn 8 đã chỉ đạo trong mỗi cụm dân cư (3-5 hộ), chọn một một giếng xử lý trước cho các hộ dùng chung. Bên cạnh đó, cán bộ y tế cũng đã đi phun các loại hóa chất, xử lý môi trường; tuyên truyền vận động nhân dân dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác thải, xác động vật.

Theo thống kê của huyện Hương Khê, mưa lũ đã làm ngập và hư hỏng nhiều tài sản, thiết bị của nhiều trạm y tế như: Phương Mỹ, Phúc Đồng, Lộc Yên, Hương Thủy, Gia Phố, Hòa Hải, Hương Đô, Hương Lâm, Hương Liên... Do mưa lớn, ngập lụt kéo dài nên xác gia súc chết cùng với bùn đất, các loại rác thải... đã làm ô nhiễm môi trường, có nguy cơ xuất hiện các loại dịch bệnh, nhất là tiêu chảy, sốt xuất huyết, bệnh ngoài da, đau mắt đỏ...

BS. Phạm Văn Khang - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hương Khê cho biết: Với phương châm "nước lũ rút đến đâu tiến hành làm vệ sinh và xử lý môi trường đến đó", ngành y tế đã tích cực vào cuộc xử lý môi trường, nước sinh hoạt... Tuy vậy, trước tình hình thời tiết không thuận lợi, ý thức của người dân chưa cao trong công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm nên đến ngày 12/10 trên địa bàn huyện đã có 1.707 trường hợp bị đau mắt đỏ, 118 trường hợp bị tiêu chảy, 1.458 trường hợp bị bệnh ngoài da.

 Huy động toàn lực lượng triển khai, xử lý môi trường, nguồn nước nhằm ngăn chặn dịch bệnh.  Nguồn: Sggp.org.vn

Vào thời điểm này, tại huyện Đức Thọ cũng có 315 trường hợp bị đau mắt đỏ... Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn huyện Đức Thọ và Nghi Xuân, dịch sốt xuất huyết chưa được khống chế. Những bệnh có liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm đang khiến người dân lo lắng. Trong lúc thời tiết phức tạp, ý thức của người dân về phòng chống dịch bệnh chưa cao, hẳn số trường hợp mắc bệnh đi khám tại phòng khám tư nhân và tự mua thuốc chữa trị còn lớn hơn nhiều.

Trước tình hình này, ngành y tế đã cấp bổ sung cho các huyện, thị thành phố, đặc biệt là các huyện đang xảy ra dịch: 11.000 gói ORS, 840kg cloraminB bột, 155.000 viên cloraminB, 78kg phèn chua, 11 bình phun, 3 máy phun...

Trên bình diện cả tỉnh Hà Tĩnh, theo BS. Phan Thị Ninh, Giám đốc Sở Y tế, tại 7 huyện bị ngập úng (Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Đức Thọ, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh), Trung tâm Y tế dự phòng của tỉnh đã trực tiếp hướng dẫn người dân xử lý gần 19.000 giếng nước và trên 13.000 công trình vệ sinh bị ngập. Riêng huyện Hương Khê đã xử lý 9.855 giếng nước sau lũ lụt để đảm bảo trở lại nguồn nước sạch cho người dân.

Lực lượng y tế dự phòng các cấp đã tăng cường xuống các địa bàn xung yếu tập trung xử lý môi trường, ưa tiên phun thuốc khử độc tiêu trùng tại tất cả các trường học, chợ và khử khuẩn nguồn nước sinh hoạt tại các khu dân cư; riêng Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã cử 7 cán bộ thường trực 24/24 giờ tại các huyện để giám sát vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước, chôn cất xác xúc vật, phun hoá chất...

Trong khi đó tại huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình, BS. Cao Đức Chương, trưởng phòng y tế huyện cho biết đến thời điểm ngày 13/10, tại xã Tân Hoá vẫn còn 2 thôn bị ngập sâu, phương tiện đi lại chủ yếu vẫn bằng xuồng. Trước thực tế đó, với sự hỗ trợ từ y tế tỉnh từ sau lũ gồm 10 cơ số thuốc phòng chống lụt cộng với các cơ sỗ thuốc dữ trữ tại 16 trạm y tế xã của huyện nên việc cấp thuốc cho nhân dân luôn được đảm bảo. Cũng theo ông Chương, thời tiết ở Minh Hoá đang hửng nắng, có nguy cơ làm gia tăng các bệnh tật sau lũ, vì lẽ đó, các Trạm y tế xã của huyện - trừ trạm y tế xã Tân Hoá bị ngập sâu vừa thu dọn vệ sinh môi trường, vừa cử cán bộ đến tận nhà dân để động viên nhân dân nâng cao ý thức phòng chống bệnh tật, khi có người nhà ốm đau, cần gặp nhân viên y tế ngay.           

Nhật Thắng - Vũ Dung

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]