Hãi hùng chuyện thực phẩm ở châu Á

Dân trí Khi Nguyễn Văn Ninh chạm đũa vào bát phở bốc khói nghi ngút nổi tiếng của Việt Nam, anh biết nó có thể chứa formaldehyde. Nhưng ý nghĩ xì xụp ăn một hợp chất có thể gây tổn hại đến gan, thận và thần kinh chưa đủ làm anh thoái chí.

0

“Tôi nghĩ nếu chúng ta không nhìn thấy chất hóa học đó bị bỏ vào thức ăn bằng chính mắt mình, thì chúng ta vẫn có thể ăn và giả vờ như không có nó trong thức ăn”, anh nói khi đang thưởng thức tô phở ở trên một hè phố đông đúc của Hà Nội.

 

Trong khi nhiều người phương tây vô cùng sốc khi người ta phát hiện đồ nhập khẩu từ Trung Quốc không an toàn, thì vấn đề an toàn thực phẩm từ lâu đã trở thành chuyện “cơm bữa” ở khắp các nước châu Á. Ở đây luật quy định về an toàn thực phẩm chưa được nghiêm, và tử vong do bị ngộ độc thức ăn không phải là chuyện hiếm. Thời tiết nóng, lại thiếu tủ lạnh và nhu cầu thực phẩm giá rẻ tăng cao đã khiến những người bán hàng rong và các nhà sản xuất đã tìm cách rẻ nhất, và thường là nguy hiểm, để bảo quản thức ăn.

 

Hầu hết ở châu Á, mặt hàng được xuất khẩu bao giờ cũng phải tốt nhất. Các công ty biết họ phải đáp ứng một số tiêu chuẩn nếu họ muốn kiếm tiền. Nhưng ở thị trường trong nước, những mặt hàng không đạt tiêu chuẩn và thực phẩm giả nhan nhản, trong đó có cả những thứ bị từ chối xuất khẩu.

 

Ví dụ, formaldehyde từ lâu đã được dùng để bảo quản bún phở và tàu hũ ở một số nước châu Á, mặc dù chất này có thể gây nguy hiểm cho gan, thận và thần kinh. Chất dùng để ướp xác chết này từng được tìm thấy trong 7/10 cơ sở làm phở ở Hà Nội.

 

Borax, chất được tìm thấy từ trong chất tẩy rửa đến sợi thủy tinh, cũng được dùng “một cách rộng rãi” để bảo quản cá, thịt ở Indonesia và những nơi khác. Nông dân ở nhiều nước thường phun những loại thuốc trừ sâu bị cấm như DDT cho sản phẩm của họ.

 

“Họ làm như vậy là để kiếm tiền. Đây là sự kết hợp tồi tệ của những người kém hiểu biết và tham lam”,  Gerald Moy, một chuyên gia an toàn thực phẩm của Tổ chức y tế thế giới (WHO) tại Geneva cho biết.

 

Chất lượng thực phẩm của châu Á đã bị kiểm tra gắt gao sau khi người ta phát hiện thấy chất độc có trong nhiều sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc.

 

Hồ dán có chứa chất hóa học công nghiệp melamine được cho là đã giết chết và làm bị ốm hàng ngàn con chó mèo ở bắc Mỹ. Cá chứa chất độc, nước uống có thuốc nhuộm nguy hiểm, là một vài sản phẩm không an toàn xuất khẩu vào Mỹ.

 

Diethylene glycol, một chất hóa học chống đông, cũng được coi là thủ phạm cho cái chết của ít nhất 51 người tại Panama sau khi chất này được tìm thấy trong sản phẩm từ Trung Quốc, được trộn trong xi-rô chống ho và các loại thuốc khác. Cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ đã ngưng nhập kem đánh răng của Trung Quốc, sau khi người ta phát hiện thấy sản phẩm này chứa diethylene glycol được bán ở Australia, Cộng hòa DominicaPanama.

 

Vấn đề ở châu Á không chỉ giới hạn với Trung Quốc. Kem và kẹo có chứa thuốc nhuộm công nghiệp, dùng để nhuộm quần áo, cũng được tìm thấy ở bên ngoài cổng trường. Trong khi đó, người ta vẫn bắt gặp nông dân nhúng hoa quả vào thuốc diệt cỏ, để cho nó sáng hơn, một ngày trước khi mang ra chợ bán.

 

Tại Ấn Độ, thuốc trừ sâu thường được thấy ở trong nước ngầm và các sản phẩm. Hãng Coca-Cola và Pepsi hiện đang “đấu” cùng với một nhóm bảo vệ môi trường ở New Delhi, sau khi người ta phát hiện các chai nước ngọt của hai hãng này có chứa thuốc sâu, ở mức không thể chấp nhận được.

 

Thức ăn đường phố là một vấn đề khác. Hàng triệu người ăn mọi thứ từ gà nướng đến cháo tại những gánh hàng rong, không có ai quản lý, và thường không hợp vệ sinh. Đôi khi họ cho thêm vào các chất bảo quản không an toàn, và những người bán rong thường sử dụng loại dầu ăn và thực phẩm rẻ nhất.

 

Nhưng thức ăn thường nóng sốt và rẻ, những yếu tố đủ để “đánh bại” mối quan tâm về an toàn thực phẩm ở những nước mà nhiều người vẫn sống ở mức 2 USD một ngày.

 

“Đòi hỏi về chất lượng thực phẩm sẽ là một chuyện xa xỉ”, Alex Hillebrand, một cố vấn về an toàn thực phẩm và hóa chất của WHO tại New Delhi cho biết. “Họ đói”.

 

Không ai đánh giá được những loại thực phẩm có chứa hóa chất ở châu Á và biết được mức độ nguy hại của chúng đối với sức khỏe cộng đồng. “Có thể ngày hôm nay bạn ăn, nhưng 10 năm sau vẫn chưa có ảnh hưởng gì”, Peter Sousa Hoejskov, một nhân viên an toàn thực phẩm của Tổ chức nông lương LHQ tại Thái Lan cho biết. “Một số thực phẩm có chứa những chất gây tác hại về lâu về dài, vì vậy mà bạn cần phải có hành động ngay lập tức”.

 

Trong những năm gần đây, chính những người dân ở Trung Quốc cũng trở nên mất kiên nhẫn với thực phẩm của họ. Rượu whiskey có chứa methanol, một loại rượu cồn độc, khiến ít nhất 11 người ở miền nam Quảng Châu thiệt mạng. Báo chí Thượng Hải cũng phanh phui một vụ mua bán tầu hũ giả làm từ thạch cao, sơn và tinh bột.

 

Ít nhất hàng chục trẻ em Trung Quốc bị chết và hơn 200 em khác bị bệnh với những triệu chứng suy dinh dưỡng do uống phải sữa dỏm làm từ đường và tinh bột. Trong một trường hợp khác, mỡ ăn làm bằng nước tiểu, phân lợn, thuốc diệt cỏ và dầu công nghiệp tái chế.

 

Một số người Việt Nam đã cảm thấy sốc trước những tin tức về thực phẩm Trung Quốc, và họ đang dần thay đổi thói quen ăn uống của mình. Họ cố gắng tránh những loại thực phẩm có nguồn gốc Trung Quốc. Một số sẵn sàng trả đến 2 USD cho một tô phở trong nhà hàng có máy lạnh, nhà hàng đảm bảo rằng không có formaldehyde hay borax trong phở.

 

“Tôi thực sự rất rất lo lắng”, Dương Thúy Quỳnh, 31 tuổi, khách ăn phở bò cho biết. Cô không dám ăn phở gà vì sợ cúm gia cầm. “Tôi sẵn sàng trả thêm để bảo vệ chính mình và gia đình mình”.

 

PV

Theo AP

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]