Hiểm họa khi dùng thuốc hết hạn

Sử dụng thuốc hết hạn cũng giống như chấp nhận sử dụng thực phẩm đã bị hỏng.

15.599

Tiếc 1 thiệt 10

Đợt vừa rồi chị Nguyễn Quỳnh Hoa ở Quận 7, TPHCM bị nóng trong, mặt nổi rất nhiều mụn trứng cá. Thấy người bạn mách thuốc kháng sinh Tetracyclin uống vào trị trứng cá rất tốt. Trong nhà còn vỉ thuốc kháng sinh Tetracyclin để điều trị đau mắt hột mua cách đây hơn hai năm nhưng còn thừa hai vỉ. Của nhà sẵn có chị liền bỏ ra dùng cho đỡ phí.

Chị uống được 5 ngày, mỗi ngày hai viên trước bữa ăn theo lời hướng dẫn của bà bạn. Chị bắt đầu thấy người buồn nôn, tiêu chảy, da mẩn ngứa và khó thở. Ngay sau đó người nhà đưa chị đi bệnh viện kiểm tra. Sau khi cho chị Hoa thở ôxy và lọc thận bác sĩ cho biết chị bị sốc phản vệ do dùng thuốc không đúng cách và yêu cầu gia đình mang loại thuốc chị đã sử dụng đến kiểm tra.

Sau khi kiểm tra thuốc và hỏi về lý do dùng thuốc của chị Hoa, bác sĩ cho biết, do tự ý dùng thuốc điều trị lại là thuốc đã quá hạn sử dụng nên chị Hoa bị sốc thuốc. Vẫn còn may là gia đình đưa đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng sốc nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm. Chị Hoa phải ở lại bệnh viện để bác sĩ theo dõi suốt 3 ngày mới được cho về nhà.

Trường hợp Bà Nguyễn Thị Quế ở phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội cũng tương tự chị Hoa. Nhà có lọ thuốc Berberin đã mua từ lâu mà trong nhà chẳng bị bác tào đuổi nên lọ thuốc gần như còn nguyên.

Hôm ấy bà thèm món bún đậu mắm tôm nên ra ngoài đầu ngõ ăn. Bình thường bà vẫn ăn ở hàng bùn ấy chẳng sao thế mà hôm ấy bà bị bác tào tháo hỏi thăm. Sau bữa trưa về nhà bà cứ cắm chốt trong nhà toilet. Ngại ra ngoài mua thuốc mà trong nhà lại sẵn có Berberin bà lấy ra uống liền một lúc 20 viên như chỉ định trên lọ.

Uống xong cũng thấy đỡ được chừng mười lăm phút, bà lại đau dữ dội và đi như thường cứ nghĩ thuốc mới uống chắc chưa kịp có tác dụng bà cố nhìn đến chiều nhưng tình trạng ấy vẫn không giảm. Đi ra ngoài nhiều người bà Quế phờ phạc, mệt lả người nhà liền đưa bà vào bệnh viện khám.

Đến bệnh viện bác sĩ hỏi bà quế có dùng thức ăn gì lạ không bà kể đầu đuôi câu chuyện bữa trưa với món bún đậu mắm tôm và đã uống thuốc Berberin những 20 viên mà không khỏi. Bác sĩ cho biết bà bị ngộ độc thức ăn và yêu cầu người nhà đem lo thuốc bà đã uống đến bệnh viện cho bác sĩ xem. Sau khi xem lọ thuốc bác sĩ lắc đầu bảo với bà bác uống thuốc hết hạn sử dụng hơn một năm thế này thì làm gì còn tác dụng nữa.

Chớ dùng hàng cũ

Nhiều gia đình trữ lọ thuốc bổ chứa vitamin, chất khoáng thuộc loại to chứa hàng mấy trăm viên, dùng một thời gian thì ngưng khi thuốc vẫn còn nhiều, sau đó dự định sẽ dùng lại để tẩm bổ khi cần thì đúng lúc hết hạn. Nhìn bề ngoài viên thuốc vẫn mới vỏ bóng lưỡng, màu sắc vẫn tươi rói, một số người cho rằng như vậy là thuốc vẫn có thể sử dụng dùng chắc chẳng sao, thế là tiếp tục dùng để không lãng phí.

Nhưng thực tế theo GS.TS Phạm Thanh Kỳ (Nguyên Hiệu trưởng, Trường ĐH Dược Hà Nội), thuốc hết hạn dùng sẽ không còn giữ được các tính chất cần thiết như đã đăng ký trong tiêu chuẩn chất lượng, mặc dù trông vẻ bề ngoài, đặc tính cảm quan của thuốc không có sự thay đổi, thuốc trông giống y như khi còn hạn dùng.

Nhiều người thấy thuốc bề ngoài còn tốt nghĩ rằng thuốc quá hạn dùng trong thời gian ngắn không sao nên cứ dùng để tránh lãng phí nhưng điều đó có thể gặp nguy hiểm. Thuốc quá hạn dùng không chỉ giảm hoặc mất tác dụng điều trị mà còn có thể gây độc. Việc thuốc biến đổi hay bị hỏng ra sao thì còn tùy vào từng loại thuốc cụ thể. Nhưng một điều chắc chắn là tuyệt đối không dùng thuốc đã hết hạn.

Thuốc men, giống như thực phẩm, nó có hạn sử dụng và điều quan trọng là phải hiểu những rủi ro liên quan đến khi tiêu thụ các thuốc đã hết hạn.Khi dùng thuốc hết hạn cũng giống như khi ta ăn thịt hoặc các sản phẩm bị hỏng.

Thậm chí thuốc hết hạn có thể trở thành độc hại và gây ra ngộ độc trong một số trường hợp.Và việc giữ các loại thuốc đã hết hạn trogn tủ thuốc có thể làm cho người dùng có khả năng dùng thuốc sai khi nhãn mác không nguyên vẹn hoặc đã bị mờ.

Các loại thuốc có thời hạn sử dụng được bảo quản khi được cung cấp các điều kiện thích hợp về ánh sáng, nhiệt, nhiệt độ và độ ẩm. Sau khi thuốc hết hạn hiệu quả của thuốc có thể không như đã được ghi trên bao bì và nó có thể gây ra các tác dụng có hại nếu uống phải.

Thuốc chứa những hợp chất phức tạp và các thành phần này sẽ phá vỡ theo thời gian và làm cho chúng kém hiệu quả hoặc vô dụng. Không chỉ mất các tác dụng của nó khi thuốc hết hạn, mà khi không còn hạn dùng thuốc có khả năng sản xuất chất độc hoặc gây ra một phản ứng tiêu cực khi được sử dụng kết hợp với các thuốc khác.

Tương tác thuốclà một vấn đề sẽ xảy ra với các thuốc đã hết hạn. Vi khuẩn hoặc nấm mốc cũng có thể phát triển trong các loại thuốc hết hạn sử dụng gây tác hại nếu tiêu thụ chúng. Vì vậy cần phải loại bỏ thuốc quá hạn sử dụng kịp thời và đúng cách.

Thực tế là một số thuốc hết hạn có thể dẫn đến hậu quả chết người. Như viên nén Nitroglycerin, được sử dụng để ngăn những cơn đau thắt ngực và nhưng cơn đau tim nhưng nó bị phân hủy rất nhanh và không còn tác dụng khi đã hết hạn sử dụng.

Nếu sử dụng viên Nitroglycerin đã hết hạn hậu quả có thể gây chết người. Epinephrine là một loại thuốc có thể tự phun và được sử dụng khi bịong đốt hoặc cho những người bị dị ứng nặng.Nếu tiêm 1 liều thuốc Epinephrine đã hết hạn sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng và có thể dẫn đến tử vong.

Những người sử dụng các loại thuốc cho những bệnh đe dọa đến tính mạng và các thuốc điệu kiện như insulin cho bệnh đái tháo đường hoặc nitroglycerin cho các vấn đề về tim mạch thì việc dùng thuốc rất quan trọng vì thế tuyệt đối không được dùng thuốc đã hết hạn.

Khi dùng các loại thuốc đã hết hạn có nghĩa là đang mạo hiểm cuộc sống của người sử dụng. PGS.TS Nguyễn Hữu Đức (ĐH Y dược TPHCM cũng từng cho biết, khi dùng thuốc hãy chú ý xem hạn sử dụng của thuốc có còn không. Cũng có một số thuốc có đến 2 hạn dùng. Đó là các thuốc gọi là không phân liều, được dùng nhiều lần.

Điển hình là thuốc nhỏ mắt. Ngoài hạn dùng ghi trên bao bì, hộp, nhãn thuốc (hạn dùng chỉ kể khi thuốc chưa được mở) còn có hạn dùng nữa phải tính khi lọ thuốc nhỏ mắt được mở ra sử dụng. Khi mở nắp thuốc nhỏ mắt để sử dụng, hạn dùng ghi trên nhãn không còn ý nghĩa nữa, mà sau 15 ngày dùng thuốc, nếu thuốc còn thừa phải bỏ đi vì sau nhiều lần sử dụng, thuốc có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc.

Thuốc nước tiêm hay uống dùng nhiều lần cũng thế, sau khi dùng cho một đợt điều trị có thể sau một ngày hay một tuần nếu còn thừa phải bỏ đi, không được căn cứ vào hạn dùng được ghi trên bao bì mà để dành dùng sau này là rất nguy hiểm.

Theo Diệp Hương - Sức khỏe gia đình

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]