Hiểm họa từ “làng khói”- Kỳ II

Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước ở xã Tiên Dược do hoạt động giặt, rửa bao bì, tái chế hạt nhựa và sản xuất gioăng kính gây ra ngày càng nghiêm trọng. Trả lời về vấn đề này, ông Hoàng Hải- Phó Chủ tịch xã Tiên Dược - thừa nhận: “Chúng tôi bó tay” (!?).

0

Tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng

CôngThương -Kỳ II: CHÍNH QUYỀN CHƯA KIÊN QUYẾT

 Xã “bó tay

Ông Hải cho biết, UBND xã đã nhiều lần phối hợp với cơ quan cấp trên kiểm tra, đôn đốc và kiến nghị biện pháp xử lý. Trong tháng 6 và 7/2012, đoàn kiểm tra về bảo vệ môi trường (BVMT) của huyện Sóc Sơn đã phát hiện, quá nửa cơ sở sản xuất không hoạt động đúng ngành nghề kinh doanh đăng ký; tất cả các cơ sở đều không đăng ký cam kết BVMT theo quy định. Ông Hải cũng đưa ra rất nhiều văn bản, tờ trình, kiến nghị lên UBND huyện Sóc Sơn đề nghị giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Trong tờ trình từ tháng 8/2012 của xã Tiên Dược đã thống kê 14 hộ sản xuất gây ô nhiễm và đề xuất nhiều biện pháp, từ xử phạt hành chính, đình chỉ đến thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh. Thế nhưng, kết quả chỉ là những quyết định xử phạt hành chính từ cấp huyện, còn việc sản xuất gây ô nhiễm đâu vẫn hoàn đấy.

Lê Thị Hải - Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn: Đến hết năm 2013, chúng tôi sẽ kiểm tra, phân loại lại toàn bộ các cơ sở sản xuất để có cơ sở đưa ra các biện pháp giải quyết. Đến hết tháng 6/2014 sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm ở xã Tiên Dược”.

Huyện cũng gặp khó

Bà Lê Thị Hải – Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn- cho biết, từ năm 2011 đã kiểm tra, rà soát và đưa ra phương án giải quyết nhưng do việc bầu cử Hội đồng nhân dân nên công việc phải dừng lại (?).

Cuối năm 2012, UBND huyện đã hướng dẫn xã lập hồ sơ, đồng thời, ban hành quyết định xử phạt hạnh chính đến từng hộ sản xuất gây ô nhiễm. Thế nhưng đến nay chưa có hộ nào chấp hành.

“Nhiều cơ sở sản xuất đồng thời có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ở cả cấp hộ cá thể và cấp doanh nghiệp. Nếu là hộ cá thể thì thẩm quyền xử phạt thuộc UBND huyện, còn là doanh nghiệp thì phải do cấp thành phố xử phạt” – bà Hải giải thích lý do các hộ không chấp hành quyết định xử phạt của UBND huyện.

Bà Hải cho biết thêm, đã có rất nhiều hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ, nhưng chưa có phương án khả thi để hài hòa lợi ích kinh tế và BVMT. UBND huyện đã tính đến phương án đưa các cơ sở này ra khỏi khu dân cư nhưng không thực hiện được vì chưa có quy hoạch vùng sản xuất. Hơn thế nữa, thủ tục để đầu tư xây dựng khu sản xuất tập trung rất phức tạp, trong khi huyện đã xây dựng một cụm công nghiệp vừa và nhỏ nhưng các cơ sở này không đủ điều kiện để chuyển vào.

Cũng theo bà Hải, huyện đang đưa ra lộ trình giải quyết. Theo đó, những cơ sở có đủ điều kiện (quỹ đất, vồn, công nghệ…) sẽ xem xét cho hoạt động với điều kiện phải có cam kết BVMT. Các cơ sở không đủ điều kiện sẽ vận động chuyển đổi sang ngành nghề khác.

Trong khi chờ mọi việc được giải quyết, không biết người dân xã Tiên Dược phải tiếp tục hứng chịu những tiếng máy chát chúa, những làn khói đen ngạt thở và nguồn nước đặc quánh hóa chất, dầu thải trên cánh đồng... đến bao giờ? 

Hoàng Châu

baocongthuong.com.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]