Hiểu nhầm thường gặp về vắc xin ngừa ung thư HPV

(Kiến Thức) - Mặc dù vi-rút này khá phổ biến nhưng vẫn có hiểu nhầm về vắc xin ngừa ung thư HPV như là ai có nguy cơ nhiễm, ý nghĩa của chẩn đoán...

0
Trẻ em không cần tiêm phòng HPV (một loại vi rút gây u nhú ở người, thường lây truyền phổ biến qua đường tình dục). Trong cuộc khảo sát các bậc cha mẹ về nhận thức sự nguy hiểm của vi rút này, chỉ có khoảng 1/3 (30,7%) cha mẹ cho con tiêm phòng 3 liều đầy đủ. Trong khi đó, 4,8 % cho con tiêm 2 mũi và hơn 6,7% chỉ tiêm 1 mũi.
 Ít cha mẹ biết rằng, HPV không phải là vấn đề chỉ riêng của người lớn, nó có thể lây sang đường mẹ mang thai. Cha mẹ nên cho con tiêm phòng HPV từ trước 13 tuổi để cơ thể có cơ hội thích ứng trước khi tiếp xúc với virus. Hơn nữa, độ tuổi này cũng là thời điểm thuốc phát huy tác dụng tuyệt đối hiệu quả nhất.   
Vắc-xin HPV không an toàn. Trước khi được cấp phép, bất cứ loại vắc xin nào cũng phải được xác định tính an toàn và hiệu lực bảo vệ theo các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia sở tại. Các loại vắc xin HPV hiện nay đã được thử nghiệm trên hàng chục ngàn người và được sử dụng rộng rãi cho cộng đồng tại nhiều quốc gia khác nhau. 
 Vắc xin HPV đã chứng minh là không có tác dụng phụ nghiêm trọng. Các dấu hiệu phổ biến nhất sau khi tiêm chủng là đau nhức tại chỗ tiêm và một số triệu chứng không đặc hiệu, tương tự như khi tiêm các loại vắc xin khác. Tuy nhiên, do không được thử nghiệm trên phụ nữ mang thai, các chuyên gia khuyến cáo là không được sử dụng tiêm chủng bất kỳ loại vắc xin HPV nào cho phụ nữ đang mang thai. 
Tất cả các chủng HPV đều gây ung thư. Một số chủng HPV (nhóm nguy cơ thấp gồm các loại 6, 11, 42, 43 và 44 ) gây ra u lành tính được gọi là mụn cóc sinh dục. Các dòng khác (nhóm nguy cơ cao gồm các loại 16, 18, 31 và 45) gây ra ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, hoặc một khu vực được gọi là vùng hầu họng, trong đó bao gồm mặt sau của cổ họng, đáy lưỡi và amiđan. 
Nhưng điều đó không có nghĩa là mụn cóc sinh dục có thể trở thành tiền ung thư. Mụn cóc sinh dục ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số trưởng thành đã quan hệ tình dục ở Mỹ - không dẫn đến ung thư.  
Tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa HPV sẽ tránh được nguy cơ ung thư cổ tử cung. Thuốc chủng ngừa HPV giúp cơ thể bạn chống lại một vài chủng virus thường gặp nhất liên quan đến bệnh ung thư và mụn cóc sinh dục, nhưng điều đó không có nghĩa là nó ngăn ngừa được ung thư cổ tử cung. 
Một mối quan tâm rất đáng lo ngại trong cộng đồng y tế là việc tiêm phòng sẽ đem đến sự thiếu cảnh giác về ý thức tầm soát ung thư định kỳ cho những người đàn ông và phụ nữ đã được tiêm. Nhóm các nhà nghiên cứu y tế công cộng của Anh cho rằng: Những người đã tiêm ngừa HPV vẫn cần bảo vệ mình khỏi nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung và việc sàng lọc tế bào ung thư cổ tử cung vẫn cần được thực hiện khi thăm khám định kỳ.  
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]