Hoa gạo chữa bệnh

Hoa gạo có vị đắng chát, hơi ngọt, tính mát, tác dụng làm se, tiêu viêm, giải độc, sát khuẩn, thông huyết nên đã trở thành dược liệu sử dụng nhiều trong trị liệu.

15.5934

Vị thuốc từ hoa gạo

Theo Sức khỏe & đời sống, hoa gạo còn gọi là mộc miên hoa. Trong hoa gạo có nhiều albumin và các chất gôm nhầy. Khi dùng tán bột mịn. Theo y học cổ truyền, hoa gạo có vị ngọt, nhạt, tính lương, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải thử.

Để chữa mụn nhọt sưng tấy: lấy hoa gạo tươi, giã nát đắp ngày 1 - 2 lần sẽ đỡ đau nhức, chóng khỏi.

Dùng trị các bệnh đau loét dạ dày - tá tràng hoặc kiết lỵ, tiêu chảy; hoặc các bệnh thiếu máu nhược sắc, da xanh xao; các trường hợp rong kinh, đa kinh, hoặc mất máu sau phẫu thuật... Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3 - 5g, quấy vào nước sôi để nguội uống. Hoặc lấy nguyên cả hoa khô sắc uống, ngày  20 - 30g, chia 2 lần uống trong ngày.

Để trị lỵ, viêm ruột, dùng hoa gạo, kim ngân hoa, rễ phượng vĩ thảo (còn gọi là rễ seo gà), mỗi vị 15g, sắc uống, ngày 1 thang, uống liền nhiều thang tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trị đau dạ dày dùng hoa gạo 30g, rễ lưỡng phù trâm hay còn gọi là hoàng lực 6g, sắc uống, mỗi ngày một thang, uống 3 - 4 tuần lễ.

Chữa viêm khớp mạn tính, đau lưng, đau gối mạn tính: vỏ thân cây gạo 15g, sắc lấy nước bỏ bã, cho thêm chút rượu vang, uống làm 2 lần trong ngày - Theo Tiền phong.

Chữa chứng ho có đờm do phế nhiệt: hoa gạo 15g, rau diếp cá 15g, tang bạch bì 10g. Rửa sạch các vị trên cho vào ấm sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

Chữa chứng nôn ra máu: lấy 14g bông hoa gạo, 100g thịt lợn nạc, 2 thứ rửa sạch, thái nấu canh ăn.

Tham khảo thuốc:

Jex: Giảm đau  xương khớp cấp tính và mãn tính. Hỗ trợ điều trị viêm khớp: viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp

Trà Mi

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]