Hơn 40% phụ nữ không rửa tay sau khi đi vệ sinh

Đó là kết quả cuộc khảo sát đối với 100.000 người của công ty dịch vụ vệ sinh về bí mật bất ngờ là thói quen rửa tay sau khi vào toilet.

15.606

Cũng có 62% nam giới không rửa tay sau đi vệ sinh

Zing dẫn tin theo Dailymail, kết quả cuộc khảo sát đối với 100.000 người của công ty dịch vụ vệ sinh đã tiết lộ bí mật bất ngờ về thói quen rửa tay sau khi vào toilet. Theo đó, tỷ lệ này ở nam giới là 62%, và nữ giới là 40%.

Năm 2014, các nhà nghiên cứu Mỹ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rửa tay sau khi họ phát hiện loại virut có thể lây lan thông qua một văn phòng trong vòng 2-4. Khoảng 40-60% công nhân, khách du lịch đã bị nhiễm bệnh sau khi chạm vào đồ vật trong tòa nhà.

(Ảnh minh họa)

Sau khi sử dụng các thiết bị trong nhà vệ sinh, một người có trung bình 200 triệu vi khuẩn trên mỗi 2,5 cm2 da tay. Các hoạt động sẽ khiến vi khuẩn di chuyển từ tay lên miệng và các vật dụng như cửa, bàn phím, điện thoại... Theo thống kê, mỗi nhân viên văn phòng tiếp xúc với trung bình khoảng 10 triệu vi khuẩn một ngày.

Cũng theo Vnexpress, năm ngoái, các nhà nghiên cứu Mỹ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rửa tay sau khi tìm thấy một loại virus có thể lây lan thông qua một văn phòng trong vòng 2-4 giờ. Khoảng 40-60% công nhân, khách du lịch đã bị nhiễm bệnh sau khi chạm vào đồ vật trong tòa nhà.

Hiện các công ty vệ sinh đã nghiên cứu sản xuất và giới thiệu trên thị trường một thiết bị công nghệ đánh vào "sự xấu hổ" để cải thiện thói quen rửa tay sau khi vệ sinh. Bộ cảm biến đặt trên cửa phòng tắm và máy chứa xà phòng sẽ theo dõi bao nhiêu người rửa tay sau hoạt động vệ sinh.

Dữ liệu nặc danh sau đó sẽ được báo cáo lại thông qua một màn hình LCD trong phòng vệ sinh. Thử nghiệm cho thấy tỷ lệ rửa tay đã tăng lên 90% trong vòng 2 ngày dữ liệu được hiển thị.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]