Không nên cấp tập tiêm 2 mũi phòng sởi

Sau khi tiêm sởi, trẻ đã có miễn dịch phòng bệnh. Mũi 2 là để củng cố miễn dịch cho trẻ, tuy nhiên, phải được thực hiện đúng thời gian theo khuyến cáo.

0
Chào bác sĩ!

Con gái em được 24 tháng, cách đây 2 tháng cháu đã tiêm chủng mũi 3 trong 1: Sởi - quai bị - rubella, trong đó sởi là mũi 1, mũi tiêm chủng mở rộng lúc 9 tháng cháu chưa tiêm. Vậy xin hỏi bác sĩ thời điểm này em có thể cho cháu đi tiêm chủng mũi 2 luôn được không ạ?

Nguyễn Bích Thùy (bichthuy…@gmail.com)

Con tôi được 11 tháng từ hôm qua đến giờ cháu có biểu hiện sốt nhẹ 37,5 độ C hay chảy mũi, gay gãi đầu tôi vạch ra có thấy lấm tấm nốt đỏ như rôm xin hỏi đó có phải triệu chứng của lên sởi? Cháu đã tiêm phòng sởi mũi 1.

Hoang Thom ([email protected])


Ảnh minh họa

Trả lời:

- Theo quy định, sau khi tiêm vaccin 3 trong 1 (phòng sởi - quai bị - rubella) thì khoảng 2-3 năm sau con chị mới cần tiêm lại mũi 2 để củng cố miễn dịch cho trẻ. Vì thế, chị không nên tiếp tục đưa con đi tiêm chủng ngừa sởi mà đợi đúng lịch để đi tiêm cho cháu.

- Con chị đã tiêm sởi mũi 1 thì đã đạt tỷ lệ miễn dịch tới 85%. Tuy nhiên, chị vẫn nên tránh cho cháu tiếp xúc với nguồn bệnh, giữ gìn vệ sinh và tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Có rất nhiều bệnh có các biểu hiện như sốt, chảy mũi, mẩn ngứa, nổi ban đỏ. Nếu chỉ có các dấu hiệu như vậy thì chưa khẳng định được con chị có bị lên sởi hay không.

Đặc trưng dấu hiệu của bệnh sởi là sốt cao, ho nhiều, chảy nước mũi, đau mắt đỏ và kèm nhèm. Sau 3-4 ngày sốt thì cơ thể bắt đầu nổi ban đỏ từ mặt, xuống cổ và chân tay, sờ gợn tay. Nếu cháu vừa sốt đã nổi mẩn ngay thì không khẳng định là sởi. Muốn chắc chắn cháu bị bệnh gì thì chị cần đưa con đến cơ sở y tế tuyến đầu (xã, phường hoặc huyện) để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.

AloBacsi.vn
Theo TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai -
Dân Việt

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]