Làm sao để bảo đảm sức khỏe người cao tuổi trong mùa hè

Mùa Hè năm nay đã có những đợt nắng nóng bất thường, có khi nhiệt độ ngoài trời lên đến 38-39 độ và sắp đến có khả năng còn tăng cao hơn nữa. Nắng nóng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mọi lứa tuổi, trong đó NCT dễ bị ảnh hưởng. Do vậy cần phòng ngừa dịch bệnh đối với NCT. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.6004
  • 1

    Say nắng, say nóng:

    NCT lao động sản xuất, di chuyển lâu trên đường dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Biểu hiện thường gặp là nhức đầu, chóng mặt, vã mồ hôi, bủn rủn chân tay, mệt lả, mặt đỏ gay, thân nhiệt tăng… Cần nhanh chóng đưa NCT vào bóng mát hoặc vào nhà nằm nghỉ, mặc thoáng, chườm mát, quạt nhẹ, uống một cốc nước chanh đá, không cần sử dụng thuốc, sau thời gian ngắn cơ thể sẽ tự điều chỉnh.

    NCT cần hạn chế tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời vào mùa Hè. Nếu có việc cần phải đi lại hoặc lao động sản xuất phải có các biện pháp chống nắng nóng như mặc áo dài tay, đội mũ rộng vành hoặc nón, đeo kính, khẩu trang, uống đủ nước (1,5 lít/ngày).

  • 2

    Cơn cao huyết áp (HA):

    Thường xảy ra đột ngột đối với NCT có tiền sử cao HA, mặc dù vẫn đang uống thuốc đều đặn. Biểu hiện nhức đầu đột ngột, cơn bốc nóng (bốc hỏa), chóng mặt, hồi hộp, tim đập nhanh, người mệt, đi lại loạng choạng. Nếu diễn biến nặng hơn có thể đưa đến tai biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim, đột qụy.

    Cần kiểm tra HA kịp thời (tại nhà là tốt nhất). Nếu có cơn cao HA hoặc diễn biến bất thường phải được xử lí bởi y tế cơ sở hoặc tại các chuyên khoa tim mạch. Những ngày thời tiết có nhiệt độ cao, NCT không nên đi ra ngoài, bảo đảm độ thoáng mát trong phòng nghỉ. Nếu sử dụng điều hòa nhiệt độ nên để chế độ từ 26-28 độ. Cần bảo đảm chế độ ăn, ngủ, nghỉ, sinh hoạt điều độ.

  • 3

    Rối loạn tiêu hóa:

    Nắng nóng kéo dài là điều kiện thuận lợi phát sinh và phát triển các bệnh đường tiêu hóa. NCT dễ bị rối loạn tiêu hóa như đau quặn bụng, đi lỏng, nôn mửa nhiều lần có thể dẫn đến mất nước hoặc hội chứng lị (đau quặn bụng, mót rặn, đại tiện phân có máu, mủ, sốt).

    Nếu nhẹ chỉ cần điều chỉnh bằng chế độ ăn uống, bù đủ nước bằng uống Orezon. Nếu đi lỏng, nôn mửa nhiều lần hoặc phân có máu mủ kéo dài, biểu hiện mất nước, sốt nhiễm trùng thì cần đến cơ sở y tế để được xử lí kịp thời, chủ yếu là truyền dịch bù nước điện giải và sử dụng kháng sinh thích hợp.

    Không dùng thức ăn để lâu ngày trong tủ lạnh, thức ăn có ruồi (tiệc liên hoan, kị giỗ), thận trọng với tiết canh, không ăn thức ăn tái, rau sống rửa không kĩ, nước uống các quán giải khát vỉa hè…

  • 4

    Phòng ngừa các bệnh dịch:

    Mùa Hè thường xảy ra các dịch bệnh mà NCT rất dễ mắc phải. Đó là sốt xuất huyết do muỗi truyền, cảm cúm do siêu vi, bệnh tả do phẩy khuẩn tả gây ra lây truyền thành dịch qua đường ăn uống, bệnh lị (lị amip và lị trực khuẩn), thương hàn, ngộ độc thức ăn do thực phẩm nhiễm khuẩn… NCT cần biết các kiến thức phổ thông để phòng tránh bảo đảm cho những ngày hè vui khỏe

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]