Làm sao để biết quy tắc giao tiếp trong gia đình

Giao tiếp trong gia đình tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế lại là một kỹ năng khá khó. Nếu biết cách giao tiếp thì mối quan hệ trong gia đình bạn sẽ rất bền chặt.

31.2013

1. Tạo các cơ hội nói chuyện với nhau

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh mải miết với công việc, với việc kiếm tiền, các cuộc họp hành, gặp mặt… nên dường như quên mất những công việc gia đình. Cha mẹ thường chỉ cho con đến lớp, sau đó lại tất bật với công việc. Sau giờ làm, phụ huynh vội vã về nhà, chuẩn bị những món ăn qua quýt, nhanh chóng. Chính vì vậy thời gian cha mẹ trò chuyện với con cái là rất ít và có những gia đình thậm chí các thành viên còn không có thời gian trao đổi thông tin với nhau.

Vì vậy, những gì bạn cần làm là thu xếp thời gian làm việc để có nhiều thời gian trò chuyện với những người than hơn. Bạn có thể tạo những cơ hội để gia đình được quây quần trò chuyện với nhau. Ít nhất một ngày trong tuần, bạn nên có cuộc trò chuyện hoặc tham gia hoạt động cùng gia đình. Vào thời gian này, có lẽ bạn nên hạn chế các cuộc gọi vì công việc, thậm chí bạn có thể tắt di động để tập chung vào hoạt động gia đình. Những buổi hoạt động, gặp mặt, nói chuyện giữa các thành viên sẽ giúp mối quan hệ trong gia đình bạn thêm khăng khít hơn.

2. Thiết lập bữa ăn gia đình


Ngoài việc mang lại cho các thành viên những hoạt động cùng nhau, bạn nên chú ý đến các bữa ăn gia đình. Hiện nay, nhiều gia đình dường như mất đi thói quen ăn cùng nhau. Điều này hoàn toàn không tốt vì bữa ăn gia đình là cơ hội tốt để những thành viên chia sẻ thông tin và chia sẻ những cảm xúc xảy ra trong cuộc sống của mỗi người.

3. Cha mẹ nên có những buổi tâm sự riêng với con cái


Dành thời gian nói chuyện, gần gũi với con để chứng tỏ cho chúng biết rằng với bố mẹ chúng vẫn đóng vai trò vô cùng quan trong, dù cuộc sống có bận rộn thế nào chăng nữa. Đối với con trai, bố có thể cùng chơi thể thao với con. Trong lúc chơi, bố khéo léo chỉ bảo cũng như tìm hiểu về tâm tư tình cảm của con. Còn con gái, mẹ nên nói chuyện cởi mở, nhẹ nhàng để tạo niềm tin và gần gũi hơn với con và để con có thể tâm sự những điều thầm kín nhất.

4. Nhớ quy tắc 80/20


Nếu bạn thực sự muốn giao tiếp trong gia đình trở nên tốt hơn, hãy nhớ quy tắc 80/20. Nghĩa là nghe quan trọng hơn nói, vì vậy bạn nên lắng nghe người khác nhiều hơn bốn lần bạn nói. Tương tự như vậy, bạn cần suy nghĩ, đắn đó gấp hai lần trước khi nói ra điều gì đó vì lời nói gió bay nhưng lại có thể để lại vết thương lòng cho những người phải nghe.

Đôi khi, cha mẹ có phản ứng thái quá là la hét, quát tháo, thậm chí đánh mắng con. Điều này hoàn toàn không tốt cho trẻ và cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Nếu bạn thực sự là người muốn dung hòa giao tiếp trong gia đình, đừng ngại nhận lỗi khi mình có lỗi.

5. Dùng công nghệ như một lợi thế

Thời đại công nghệ thông tin, máy tính trở nên phổ biến với mỗi gia đình. Bạn có thể tạo một trang web riêng cho gia đình mình. Tại trang web này, mỗi thành viên đều có thể bộc lộ những cảm xúc riêng tư của mình cũng như nói hết những suy nghĩ thầm kín, bởi lẽ đôi khi viết ra dễ dàng hơn nói bằng lời.

Trong trang web gia đình, bạn cũng có thể sưu tầm những bài viết, những câu chuyện hay để chia sẻ với những người khác. Đôi khi, đây còn là cách giáo dục gián tiếp hữu hiệu cho những thành viên trong một gia đình.

6. Tạo truyền thống, quy tắc gia đình

Gia đình nào cũng nên có truyền thống, thói quen riêng của mình. Ví dụ như truyền thống hiếu học, truyền thống kính trên nhường dưới… Người lớn chính là những thày giáo, là người chỉ cho trẻ nhỏ biết được những truyền thống của gia đình. Và chính bản than người lớn cũng cần phải là tấm gương sáng với con cháu mình khi nói đến các truyền thống.

Nguyên tắc gia đình có thể đặt theo từng thời gian. Ví dụ, bố mẹ quy định giờ đi ngủ cho trẻ nhỏ, giờ học bài, giờ vui chơi… Hoặc có nhiều cặp vợ chồng còn đặt ra những quy tắc riêng, ví dụ không cãi nhau trước mặt con cái…

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]