Làm sao để chọn được máy ảnh cho người mới dùng DSLR?

Các máy ảnh DSLR với khả năng tùy chỉnh các thông số kỹ thuật ngày càng thu hút người dùng, ngay cả giới tiêu dùng phổ thông. Tuy nhiên, thay vì tốn khoảng tiền lớn cho những chiếc máy ảnh DSLR cao cấp và lại không chắc có thể sử dụng hết các tính năng của chúng. Đây là những dòng máy được đánh giá cao trong tương quan chất lượng, giá cả và tính khả dụng cho những người mới bắt đầu tập làm nhiếp ảnh gia.

0
  • 1
    Canon EOS 500D
    - Ưu điểm: Khả năng thực thi nhanh, chất lượng ảnh tốt, màn hình LCD độ phân giải cao; và đặc biệt là được hỗ trợ khả năng quay video ở độ phân giải full-HD có thể dùng thay tạm máy quay phim trong những trường hợp cần thiết.
    - Khuyết điểm: Tiêu điểm tự động nhỏ và khó thấy, chất lượng video không được mượt mà ở chế độ 20fps.
    - Nhận định: thích hợp với người mới dùng máy ảnh DSLR, tính năng quay video full-HD là "gia vị" đáng kể.
  • 2
    Nikon D5000
    - Ưu điểm: Chất lượng ảnh cực tốt; khả năng thực thi nhanh; màn hình LCD kết nối dạng khớp quay với thân máy, giúp xoay chỉnh thoải mái và cho phép ngắm chụp ở nhiều vị trí khác nhau; tích hợp chế độ điều khiểm flash vô tuyến.
    - Khuyết điểm: Màn hình viewfinder nhỏ và mờ; chất lượng video quay được chỉ ở mức trung bình; tiêu điểm không ổn định, dễ bị thay đổi một cách tình cờ.
    - Nhận định: Không được ưa chuộng về mặt thiết kế nhưng đây vẫn là chiếc máy ảnh có "vẻ ngoài" khá, tốc độ hoạt động nhanh, và cho chất lượng ảnh tuyệt hảo so với giá tiền.
  • 3
    Canon EOS 1000D
    - Ưu điểm: Chất lượng ảnh tốt, mức giá vừa phải.
    - Khuyết điểm: Thiết kế vỏ nhựa trong có vẻ "rẻ tiền", không chuyên nghiệp và phần thiết kế cầm tay cho cảm giác không được chắc chắn; thiếu tính năng ổn định ảnh trên thân máy; một vài tính năng cần thiết khó truy cập.
    - Nhận định: Đây là chiếc máy ảnh phù hợp cho người mới tập sử dụng máy DSLR. Tuy nhiên, về lâu dài những tính năng thiếu hụt của máy như khả năng ước tính khoảng cách, độ nhạy sáng cao... sẽ làm cho người dùng sớm từ bỏ để "nâng cấp" lên dòng máy phù hợp hơn.
  • 4
    Sony Alpha DSLR-A380
    - Ưu điểm: Giao diện có nhiều điểm tương đồng các máy ảnh thuộc dòng ngắm chụp, giúp người mới sử dụng dễ thích nghi; tính năng ổn định ảnh chụp trên thân máy SteadyShot; tính năng Quick AF Live View giúp xem nhanh ảnh vừa chụp dễ dàng; hỗ trợ kết nối HDMI và đồng bộ hóa với TV Bravia của Sony; nút chuyển chế độ sử dụng thẻ nhớ Memory Stick PRO Duo và SD/SDHC nằm ngay ngoài thân máy, giúp tránh phiền phức do phải thao tác nhiều lần trên menu màn hình.
    - Khuyết điểm: Phần thiết kế cầm tay hơi nông cho cảm giác không được chắc chắn; điểm lấy tiêu cự nháy quá nhanh, đôi khi khiến người dùng không biết chắc đã ổn định được tiêu cự cho ảnh chụp chưa; ống ngắm viewfinder nhỏ.
    - Kết luận: Thiết kế và giao diện thân thiện với người dùng, thích hợp cho người mới sử dụng máy DSLR, chế độ ổn định ảnh tích hợp trên thân máy giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí so với việc phải mua các dòng ống kính có hỗ trợ tính năng chuyên biệt này.
  • 5
    Olympus E-620
    Chưa ra mắt chính thức nhưng Olympus tuyên bố đây sẽ là chiếc máy ảnh DSLR nhẹ nhất, nhỏ nhất trên thị trường với hệ thống ổn định ảnh tích hợp trên thân máy. Điểm nổi bật nhất của chiếc máy ảnh 12MP này là hệ thống kính lọc nghệ thuật - Art Filter - được Olympus tích hợp trong máy, nhờ đó người dùng không cần sử dụng thêm các hiệu ứng máy tính để có được những bức ảnh với hiệu ứng Pinhole (bẻ cong góc ảnh như nhìn qua lỗ kim) hay Grainy Film (tạo vẻ sần sùi như phim cũ).
    Nếu có dự định trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, những chiếc máy ảnh này có thể không phải là lựa chọn thích hợp cho các kế hoạch "dài hơi". Tuy nhiên, với người dùng phổ thông, khai thác hết chức năng của những chiếc máy ảnh bán chuyên này đã đủ để cho bạn những bức ảnh "để đời". Cuối cùng, đừng quên rằng máy ảnh cũng chỉ là một phương tiện và kết quả đạt được phụ thuộc rất nhiều vào người cầm máy.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]