Làm sao để đối phó với ông bố lười chăm con

Ông xã nhà bạn rất yêu con, thích được nghe kể chuyện về con hàng ngày, luôn nhớ đến trách nhiệm gửi tiền cho vợ mỗi tháng để mua sữa, mua bỉm cho con…Thế nhưng, tại sao chồng lười chăm con hoặc lờ lớ lơ những công việc khác như pha sữa, giặt tã, bế con giúp vợ…?Đã đến lúc cần phải thay đổi.

46.7925

 Trước tiên, bạn nên tìm hiểu lí do tại sao anh ấy không muốn dành nhiều thời gian ở bên con và từ đó tìm cách cải thiện tình hình.

  • 1

    Vấn đề của chàng là: Anh ấy không thực sự cảm thấy thoải mái khi “đụng” vào con. Nhiều ông bố thường rất e dè trong những nhiệm vụ bế ẵm, cho con tắm rửa, thay tã… trong năm đầu đời của trẻ vì các chàng cảm thấy con mình rất bé nhỏ, mỏng manh và họ chưa đủ tự tin để chạm vào những thiên thần ấy.

    Giải pháp cho bạn: Luôn động viên ông xã trong việc cùng bạn chăm sóc, chơi đùa với em bé. Không tỏ thái độ thất vọng khi chàng làm sai hoặc chưa khéo léo lắm với việc bế hoặc thay tã cho con.

    Hãy tạo ra những việc đơn giản để chàng tập làm như cài cúc áo cho bé, xoa bóp chân cho con khi em bé đang nằm… Đó là những “bài thực hành” ban đầu để ông xã làm quen với thiên thần nhỏ của mình và bớt dần cảm giác lúng túng, sợ sệt như trước nữa.


    Có rất nhiều nguyên do khiến bố lười chăm con.

  • 2

    Vấn đề của chàng là: Chàng chưa hiểu được tầm quan trọng của việc kết nối tình cảm giữa cha và con.

    Giải pháp cho bạn: Giải thích để chàng hiểu được là mỗi đứa trẻ cũng cần có tình yêu thương của bố nó, giống như tình cảm của mẹ vậy.

    Những “mối quan hệ” tình cảm khác nhau có tác dụng dẫn dắt và giúp bé làm quen với thế giới, cuộc sống xung quanh bé. Bởi vậy, bé rất cần bố dành nhiều thời gian để chơi đùa với bé hàng ngày.

  • 3

    Vấn đề của chàng là: Ông xã cho rằng chàng không có khả năng dỗ dành em bé, nhất là khi bé gào khóc thật to và không có cách nào để làm cho bé ngưng khóc.

    Giải pháp cho bạn: Bạn có thể gợi ý một vài cách khác nhau để giúp chàng trong trường hợp này. Ví dụ như nếu thấy bé khóc, bố có thể bế con sát người mình, vỗ nhẹ nhàng vào lưng con, rồi đi đi lại lại trong phòng.

    Ngoài ra, bố cũng có thể hát ru nhẹ nhàng để bé cảm thấy yên tâm hơn vì nhận ra giọng người quen… Có rất nhiều cách để dỗ dành bé và bố cần phải làm quen dần. Nhớ là bạn phải động viên ông xã của mình nhiều nhiều đấy.

  • 4

    Vấn đề của chàng là: Chàng thường đi sớm, về muộn và ít có thời gian được gặp con.

    Giải pháp của bạn: Thử hỏi xem ông xã có thể linh động thời gian làm việc của mình được không, ví dụ là đi làm muộn hơn một chút và về sớm hơn một chút để tránh thời gian bé đang ngủ.

    Nếu là trường hợp bất khả kháng, cố gắng thuyết phục chồng dành một hoặc hai buổi trong tuần về nhà sớm chơi với con, hoặc tranh thủ giờ nghỉ trưa, hoặc bất cứ thời gian nào có thể để dành cho con.

  • 5

    Vấn đề của chàng là: Chàng nghiễm nhiên cho rằng chăm sóc con cái là trách nhiệm của người phụ nữ, chứ không phải là của đàn ông. Các ông bố chỉ cần đi làm kiếm tiền là đủ chứ không cần phải ngó nghiêng việc nhà và “dính líu” đến con cái.

    Giải pháp của bạn: Rõ ràng đây là một ông chồng cổ hủ và khá cứng nhắc. Tốt nhất hãy tìm cơ hội để trò chuyện  rõ ràng với chàng, nói ra những suy nghĩ và cảm nhận của bạn cũng như mong muốn của bạn về trách nhiệm của chồng với gia đình.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo nhiều cơ hội để tình cảm của chàng đến với con một cách tự nhiên và sau đó “tự động” thể hiện trách nhiệm của một ông bố trong gia đình như tổ chức nhiều cuộc đi chơi cuối tuần, đi công viên, đi dạo cho cả gia đình.

    Khoảng thời gian thư giãn đó giúp bố và cả con gần gũi nhau hơn. Nhờ đó bố cũng sẽ tự nguyện được ở bên con nhiều hơn và muốn làm mọi thứ cho con.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]