Làm sao để trẻ không ích kỉ?

Hãy cẩn thận để không biến trẻ trở thành một đứa bé không biết chia sẻ bằng việc thúc giục quá gay gắt. Hãy từ từ giúp trẻ làm quen với việc xếp hàng, làm theo thứ tự và khen ngợi mọi nỗ lực nhỏ nhất của trẻ. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.5981
  • 1

    Dạy trẻ biết chia sẻ
     
    Hãy cẩn thận để không biến trẻ trở thành một đứa bé không biết chia sẻ bằng việc thúc giục quá gay gắt. Hãy từ từ giúp trẻ làm quen với việc xếp hàng, làm theo thứ tự và khen ngợi mọi nỗ lực nhỏ nhất của trẻ.

    Qua mỗi cái bắt tay khích lệ là bạn đã củng cố thêm mong muốn thực hiện những hành động tốt của trẻ. Bạn hãy đề xuất đưa trẻ đi chơi và những cái ôm hôn như phần thưởng để động viên trẻ có những hành vi tốt. Khuyến khích con bạn mang một món đồ chơi mà trẻ yêu thích khi đến nhà bạn chơi.

    Chia sẻ là một việc quan trọng, nhưng bạn cũng cần đặc biệt quan tâm rằng trẻ có một vài thứ không bao giờ chia sẻ. Một món đồ chơi đặc biệt hay một con thú nhồi bông mà với trẻ luôn luôn là “của tôi” hãy để trẻ giữ riêng cho riêng mình và tập cho trẻ chia sẻ những thứ ít giá trị hơn “tinh thần” hơn.

  • 2

    Dạy trẻ biết thông cảm

    Dạy trẻ cư xử tử tế cũng quan trọng như việc dạy trẻ cách chia sẻ đồ chơi và bánh kẹo của chúng. Trẻ sẽ ích kỷ cho tới khi có điều gì đó khơi dậy sự cảm thông trong chúng. Hãy để trẻ trải nghiệm cảm giác tuyệt vời như thế nào khi quan tâm tới người khác thông qua những hành vi yêu thương của mình.

    Bạn hãy thể hiện sự cảm thông với con và bé sẽ học được cách để làm việc tương tự ấy với người khác. Hãy để trẻ diễn đạt cảm xúc và cư xử với người khác bằng sự tôn trọng được học từ bố mẹ.

  • 3

    Dạy trẻ biết cho - tặng

    Đó gọi là việc chia sẻ cấp cao trong cái thế giới cho – nhận của chúng ta – cho đi thật vui vẻ và dễ dàng. Khi trẻ nhận được một món đồ chơi hay quần áo mới, trẻ phải quyết định bỏ một thứ gì đó để thay thế vị trí. Quyên góp những thứ này cho một tổ chức từ thiện và phải đảm bảo rằng trẻ biết ai, ở đâu nhận được và tại sao lại cho đi những thứ này.

    Bạn cũng có thể biến tiệc sinh nhật của trẻ thành có ích cho người khác bằng cách vận động các vị khách mời mang sách hoặc các đồ dùng học tập để quyên góp cho trẻ em có hoàn cảnh bất hạnh.

    Tìm cơ hội để trẻ có thể tham gia giúp đỡ cộng đồng có hoàn cảnh sống khó khăn. Chẳng hạn như: Trẻ có thể tham gia quyên góp hay phân loại đồ quyên góp từ thiện ở trường hay gần khu vực sinh sống, phục vụ bữa ăn ở các mái ấm tình thương, dọn dẹp vệ sinh ở công viên hay nơi công cộng. Đó là cách để chúng trực tiếp nhìn thấy hoàn cảnh khó khăn của người khác và trải lòng mình ra dễ dàng hơn.

  • 4

    Dạy trẻ chịu trách nhiệm

    Trách nhiệm giúp một đứa trẻ biết rằng mình không phải là cái rốn của vũ trụ. Các công việc vặt trong nhà giúp bé củng cố suy nghĩ rằng việc làm của cá nhân mình sẽ giúp ích cho tất cả mọi người. Giờ ăn là một khởi đầu thuận lợi – thậm chí một trẻ chưa đi học cũng có thể xếp chén dĩa ra bàn. Chăm sóc cho một con vật là cũng một cách hay để dạy trẻ cư xử không ích kỷ.

    Không khó để dạy trẻ không trở nên ích kỷ. Thường xuyên cư xử tử tế với trẻ và người khác để trẻ bắt chước những hành vi này. Hướng dẫn, khuyến khích và khen ngợi mọi nỗ lực dù lớn dù nhỏ của trẻ. Rồi bạn sẽ được báo đáp bởi những đứa con ngoan và biết sống vì người khác.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]