Lợi ích sức khỏe từ lá trầu không ít người biết đến

Bên cạnh việc dùng để ăn trầu, lá trầu không còn được dùng như một vị thuốc dùng để chữa nhiều bệnh trong cuộc sống hằng ngày.

31.2023

trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, thường được biết đến với công dụng dùng để ăn trầu, một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Không những vậy, lá trầu còn được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu trong chữa bệnh như các trường hợp viêm họng, cảm cúm, nhức đầu, sát trùng vết thương, chữa các bệnh viêm loét ngoài da, nước ăn chân tay…

Các bệnh về phổi

Khi mắc bệnh về phổi, lấy lá trầu không tẩm dầu mù tạt rồi hơ ấm, đặt lên ngực day nhẹ sẽ giảm được ho và giúp bệnh nhân thở dễ hơn.

Lá trầu không chữa các bệnh về phổi, làm lành vết thương

Chữa viêm da cơ địa

Dùng lá trầu không chữa trị viêm da cơ địa rất đơn giản. Các bạn chỉ cần dùng lá trầu rửa sạch, vò nát rồi chà xát lên vùng da bị bệnh hàng ngày mỗi khi tắm.

Hoặc bạn có thể dùng lá trầu đem nấu nước tắm, phần bã cũng dùng để chà xát cho vùng da nhiễm bệnh hàng ngày. Với cả 2 cách dùng này, các bạn có thể thêm vào đó một chút muối giúp kháng khuẩn, làm sạch da và dưỡng ẩm cho da hiệu quả.

Suy nhược thần kinh

Khi đau dây thần kinh hay mệt mỏi, suy nhược thần kinh, lấy nước cốt vắt từ vài lá trầu không với một thìa mật ong. 1 thìa hỗn hợp này chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa táo bón cho trẻ

Đối với trường hợp táo bón ở trẻ, một viên đạn đút hậu môn làm từ lá trầu không ngâm trong dung dịch thầu dầu sẽ kích thích trực tràng co bóp, hết táo bón.

Đau họng

Khi đau họng, dùng trầu không sẽ rất công hiệu. Lấy lá trầu không và ít hoa quả xay nhuyễn lấy nước, trộn thêm mật ong rồi ngậm thật lâu, nếu uống được thì càng tốt, sẽ giảm các kích thích gây ho.

Làm lành vết thương

Khi bị thương, vắt nước cốt trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại. Vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.

Bỏng nước sôi

Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết 1 lớp dầu thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần, dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.

Lá trầu không tươi 2 hoặc 3 lá, cắt thật nhỏ, cho vào một cốc con. Dội nước sôi vào cho ngập lá trầu không, làm như khi ta pha chè. Đợi chừng 10-15 phút cho chất thuốc trong lá trầu thôi ra nước. Dùng nước này rửa các vết loét, vết chàm, mụn nhọt.

Ngày làm như vậy 2-3 lần. Nếu vết loét đã rửa bằng lá trầu không vẫn còn có nước vàng rỉ ra thì có thể dùng giấy bản đốt lấy tro mà đắp vào. Rất chóng khỏi.Nếu vết loét quá to, thì có thể dùng nhiều lá trầu không hơn. Đáng lẽ pha thuốc như trên, ta có thể đem lá trầu không đun với nước cho sôi kỹ để ấm mà dùng.

Chữa nước ăn chân

Lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm.

Chữa chứng ngứa, viêm nhiễm vùng kín

Lấy lá trầu không tươi, vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả.

Hoàng Huệ (TH)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]