Xem thêm: Lưu ý những gì khi điều trị ung thư nội mạc tử cung từ giai đoạn I

Giai đoạn II: 

Phác đồ điều trị chuẩn thường kết hợp giữa giải phẫu và điều trị tia xạ. Đối với những phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung giai đoạn IIA, thường phẫu thuật cắt bỏ tử cung và đồng thời cắt bỏ cả hai vòi trứng, buồng trứng, đồng thời vét hạch hố chậu và hạch xung quanh động mạch chậu. Điều trị tia xạ thường được áp dụng  sau phẫu thuật. Nếu cổ tử cung bị ung thư nội mạc xâm lấn đến (giai đoạn IIB), chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung triệt để, nhưng có một số quan điểm cho rằng cần phải điều trị tia xạ trước, sau đó mới cắt tử cung đơn thuần và cắt bỏ vòi trứng, buồng trứng hai bên.

Phẫu thuật viên sẽ vét toàn bộ hạch ở trong hố chậu và xung quanh động mạch chậu để kiểm tra xem ung thư đã lan đến các hạch này chưa. Sau đó chỉ định điều trị tia xa chiếu ngoài để giết những tế bào ung thư còn lại hoặc những hạch còn sót.

Trong một số trường hợp bệnh nhân bị ung thư nội mạc tử cung ở giai đoạn I hoặc II có sức khỏe quá yếu hoặc bị một bệnh khác nữa, không có sức để phẫu thuật được thì chỉ cần điều trị tia xạ đơn thuần và vào khoảng một nửa số này đã được điều trị khỏi.

Giai đoạn III:

Chỉ định điều trị ở giai đoạn này là mổ cắt tử cung triệt để (cắt tử cung, hai vòi trứng, buồng trứng, dây chằng rộng, mạc nối lớn, vét hạch chậu, hạch quanh động mạch chậu). Những bệnh nhân ở giai đoạn này thường được chỉ định điều trị tia xạ chiều ngoài hậu phẫu hoặc điều trị tia xạ áp sát. Nếu ung thư đã di căn đến hạch xung quanh động mạch chậu và động mạch chủ bụng phải điều trị tia xạ ở vùng bụng trên để giết các hạch bị ung thư. Nếu phẫu thuật viên cảm thấy không thể lấy hết khối u, thì phải điều trị tia xạ tiền phẫu. Điều trị tia xạ tiền phẫu có thể làm nhỏ khối u lại, giúp ích cho phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u.

Đôi khi chỉ phát hiện được ung thư nội mạc tử cung qua xét nghiệm dịch trong ổ bụng. Đối với trường hợp này chỉ định điều trị là tiêm phốt pho phóng xạ vào trong ổ bụng để diệt các tế bào ung thư.

Giai đoạn IV:

Giai đoạn này phẫu thuật không có khả năng điều trị khỏi bệnh nhưng vẫn chỉ định cắt bỏ tử cung và hai vòi trứng, buồng trứng với mục đích phòng chảy máu nặng. Điều trị bằng tia xã cũng được sử dụng với mục đích phòng chảy máu nặng. Khi ung thư nội mạc tử cung đã di căn xa, thường sử dụng học môn trị liệu để điều trị. Ung thư nội mạc tử cung giai đoạn muộn và ở những bệnh nhân không đáp ứng với hoóc môn progesterone ít được điều trị bằng hoóc môn trị liệu. Việt điều trị hóa trị liệu kết hợp chỉ có hiệu quả vào khoảng 20 đến 40% ở số phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung ở giai đoạn sớm. Các thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư nội mạc tử cung là doxorubicin (Adrimycin), paclitaxel (Taxol), cisplatin, cyclophosphamide, flouracil (5-FU), methotrexate và vinblastine. Những thuốc này thường được sử dụng kết hợp hai loại thuốc. Những bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung ở giai đoạn IV phải xem xét để đưa vào điều trị thử nghiệm lâm sàng hóa trị liệu hoặc điều trị phương pháp điều trị toàn thân mới khác.

Ung thư nội mạc tử cung tái phát:

Điều trị phụ thuộc vào số lượng và vị trí của ung thư. Nếu ung thư tái phát chỉ ở vùng khung chậu thì điều trị bằng tia xạ. Những bệnh nhân bị tái phát rộng, phương pháp điều trị thích hợp là điều trị như ung thư nội mạc tử cung ở giai đoạn IV. Hoặc điều trị bằng hoóc môn hoặc điều trị bằng hóa chất. Ung thư nội mạc tử cung ở giai đoạn sớm nhạy cảm với progesterone, thì phương pháp điều trị thích hợp nhất là hoóc môn trị liệu. Ung thư nội mạc tử cung giai đoạn muộn không đáp ứng với progesterone thì phương pháp điều trị tốt nhất là hóa trị liệu kết hợp. Các thử nghiệm lâm sàng, phương pháp điều trị mới không nên áp dụng cho những bệnh nhân ở giai đoạn này.

Những bệnh nhân có những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, không thể mổ được thì phương pháp điều trị tốt nhất là điều trị tia xạ đơn thuần hoặc điều trị tia xạ phối hợp với hoóc môn trị liệu. Triển vọng tương lai của những bệnh nhân này không thể tốt bằng phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng, vòi trứng.