Mẹ bầu nên làm gì khi bị sôi bụng?

Chứng sôi bụng ở mẹ bầu là chứng hay gặp và có nhiều nguyên nhân khác nhau.

15.4866

Nguyên nhân mẹ bầu bị sôi bụng

Thông thường, một số hiện tượng như đầy hơi, ợ chua, sôi bụng, khó tiêu... là những biểu hiện không đáng lo ngại. Ví dụ “sôi bụng” thường xảy ra khi đói, hay khi ngửi hoặc trông thấy những món ăn hấp dẫn, đó là phản ứng của bộ não đối với hệ tiêu hóa.

Còn sôi bụng sau khi ăn có thể là do: nuốt phải nhiều không khí (thường gặp khi ăn quá nhanh); tư thế ngồi, nằm... làm bụng bị ép chặt; thay đổi chế độ ăn uống, không “hợp” với một số loại thực phẩm nào đó như sữa, thức ăn nhiều chất xơ, nhiều chất đạm…. hoặc cơ thể đang bị stress.

Một số người mắc chứng không dung nạp lactosa (một thành phần trong sữa) do thiếu lactase trong thành ruột non. Nếu nhẹ thì chỉ bị sôi bụng, đầy hơi…, nặng hơn sẽ là tiêu chảy, mất nước, mệt mỏi…. Nếu đúng vậy, bạn nên tránh hoặc giảm lượng sữa sử dụng, vì thông thường, một người không dung nạp lactose cũng có thể uống khoảng 100-200 ml sữa (chứa khoảng 5-10 g lactose) mà vẫn không có triệu chứng gì.

Bạn có thể pha sữa loãng hơn bình thường hoặc thử đổi sang loại sữa khác, vì những loại sữa khác nhau gây ra những triệu chứng khác nhau, như sữa không béo sẽ gây ra triệu chứng nặng hơn so với sữa có nhiều chất béo; sữa có chocolat sẽ gây ra triệu chứng nhẹ hơn so với sữa không có chocolat... Ngoài ra, có thể uống chế phẩm lactase bổ sung (dưới dạng thuốc nước, viên) ngay trước khi uống sữa. Tuy nhiên, việc dùng thuốc hoặc bất cứ chế phẩm bổ sung nào trong thời gian này cũng đều phải hỏi ý kiến Bác sĩ.


Khắc phục chứng sôi bụng ở mẹ bầu

- Ăn uống hợp vệ sinh

+ Bạn nên ăn chín uống sôi, tránh ăn quà vặt và ăn tại các hàng quán ven đường.

+ Không ăn thức ăn nhiều đường, mỡ, gia vị…Không ăn những món ăn có chứa vi khuẩn cao như: tiết canh, lòng lợn, rau sống…Không ăn các loại thức ăn bị ẩm, mốc, bốc mùi chua, thiu…

+ Không ăn các loại hoa quả dập nát, các loại hạt đã bị biến màu.

+ Bà bầu nên ăn những thức ăn hợp vệ sinh, được chế biến cẩn thận

+ Hạn chế những loại thức ăn dễ gây dị ứng: cua ốc, tôm, cá biển…

+ Ăn nhiều thức ăn dễ tiêu hóa: sữa chua, khoai tây, khoai lang, các loại hoa quả, rau xanh, thịt cá..

+ Uống đủ liều sắt trong suốt quá trình mang thai. Uống nhiều nước lọc (2,5-3 lít/ ngày), tránh uống nước đóng sẵn có gas.

- Nên tránh các thực phẩm

+ Theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng thì bạn nên hạn chế bớt các thức ăn chua, cay. Ngay cả những trái cây như bưởi, thơm, xoài… dù ăn thấy ngọt nhưng khi ăn nhiều vẫn có cảm giác đau xót bao tử. Không nên ăn nhiều các thức ăn chiên, xào vì dầu mỡ dễ làm đầy bụng, khó tiêu. Giảm bớt các thực phẩm nhiều gia vị, nhiều bột ngọt…

+ Không nên ăn nhiều thựcphẩm lên men như dưa cà, dưa chua dễ sinh hơi trong đường tiêu hoá.

+ Tất cả các thực phẩm ngọt, gồm cả các loại bánh

+ Men và bất cứ thứ gì chứa nó như: bánh mỳ, bia, rượu.

+ Các sản phẩm chứa mạch nha, thường có trong ngũ cốc ăn sáng.

+ Các loại nấm và phô mai xanh.

Nên đọc

+ Tránh xa đồ uống có chứa caphein.

- Những thực phẩm nên ăn

+ Tất cả các loại ngũ cốc, các loại hạt khô nhưng không thêm muối hay mật ong.

+ Cá và thịt, bao gồm cả thịt hun khói nhưng không nên ăn xúc xích.

+ Sữa chua lên men tự nhiên, phô mai mềm.

+ Các loại rau xanh, khoai tây, khoai lang và cà chua.

+ Ăn trứng: Không ít người có suy nghĩ rằng nên “đoạn tuyệt” với trứng trong thời điểm bị đầy bụng, khó tiêu vì có thể khiến họ càng bị đầy bụng hơn.

Nhưng các minh chứng khoa học lại phản bác điều này bằng những bằng chứng xác thực. Các chuyên gia nghiên cứu tìm thấy trong trứng có chứa chất cysteine – một hợp chất có khả năng bẻ gãy acetadehyde – một chất độc tố có liên quan đến quá trình chuyển hoá thức ăn và các chất có cồn gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Thùy Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]