Mẹo cho trẻ hết khóc thét sợ hãi khi tiêm phòng

Không tính đến những lần chích thuốc do bệnh tật, thông thường trẻ phải chích ngừa trên dưới 20 mũi trước khi lên 5 tuổi. Vì vậy, kim tiêm nói chính xác là một phần thiết yếu cho sức khỏe của trẻ, dưới đây là những mẹo nhỏ giúp trẻ trở thành "dũng sĩ tiêm phòng" mẹ nào cũng nên biết.

15.6023

Mẹo cho trẻ hết khóc thét sợ hãi khi tiêm phòng

Chơi trò bác sĩ

Trẻ nhỏ luôn thích thú với các trò chơi nhập vai. Bố mẹ có thể mua một bộ đồ chơi bác sĩ và cùng chơi với trẻ. Hãy cho trẻ biết bác sĩ là người mặc áo blouse trắng, rất hiền từ và tốt bụng, bác sĩ sẽ tiêm cho trẻ nhỏ để đuổi vi-rút xấu, để trẻ không mắc bệnh mới có thể đi chơi.

Cùng trẻ chơi trò bác sĩ sẽ khiến trẻ có thiện cảm hơn với bác sĩ và bớt khóc khi tiêm (ảnh minh họa)

Nếu trẻ có thiện cảm với bác sĩ và biết rằng tiêm là một việc làm tốt, chắc chắn trẻ sẽ không quá sợ kim tiêm. Cũng nên nói cho trẻ biết rằng tiêm hơi đau một chút nhưng nó sẽ giúp trẻ khỏe mạnh để trẻ luôn sẵn sàng tâm lý.

Sử dụng đường

Một chút đường sẽ có tác dụng khá hiệu quả khi cho trẻ đi tiêm. Một nghiên cứu cho thấy, trẻ dùng một lượng đường nhỏ sẽ ít khóc, ít sợ hơn. Vì thế, hãy cho trẻ uống một cốc nước đường, trà đường hoặc kẹo ngọt để vững tâm lý trước khi tiêm.

Nên cho trẻ ăn no trước 30 phút để tránh sợ hãi làm hạ đường huyết.

Đánh lạc hướng

Làm trẻ phân tâm trong lúc tiêm cũng là một cách tốt. Bố mẹ hoặc bác sĩ có thể kể chuyện cười hoặc hỏi trẻ những câu làm phân tâm sự chú ý của trẻ. Vì tiêm chỉ diễn ra trong một vài giây nên điều đó cũng không quá khó. Hoặc phòng tiêm có thể bật phim hoạt hình hoặc dán tranh ảnh mà trẻ con yêu thích.

Khi đi tiêm có thể cho trẻ mang theo đồ chơi yêu thích như người bạn đồng hành để trẻ cảm thấy yên tâm hơn.

Khen trẻ

Sau khi tiêm, bố mẹ nên khen trẻ dù trẻ khóc, sợ hãi hay không. Hãy nói rằng lần này trẻ đã làm tốt hơn lần trước để trẻ thấy vui và có động lực lần sau sẽ đỡ sợ hơn. Bố mẹ có thể thưởng cho trẻ chuyến đi chơi sau ngày tiêm và nói với trẻ rằng, sau khi tiêm phòng sẽ có sức khỏe để đi chơi. Như vậy, trẻ sẽ thấy tác dụng của đi tiêm và không thấy sợ hãi.

Sử dụng gel hoặc kem gây tê

Gel/kem gây tê giúp giảm cảm giác đau khi kim xuyên vào da bé, đã được chứng minh là an toàn cho trẻ sơ sinh.

Mẹ có thể mua thuốc gây mê tại chỗ ở các hiệu thuốc và tư vấn ý kiến của bác sĩ trước khi thoa vào chỗ sẽ bị tiêm của trẻ.

Cách dùng: Chỉ lấy một lượng gel/kem khoảng 1g thoa vào chỗ da sẽ bị tiêm của bé, thoa trước 60 phút để thuốc phát huy hiệu lực.

Lưu ý: Ngay tại chỗ da thoa thuốc, sẽ có xu hướng bị đỏ hơn bình thường, mẹ có thể yên tâm. Dị ứng do thuốc gây mê này gây ra là rất hiếm.

Nếu sợ bé sặc hay khóc và nôn trớ, bạn có thể nhúng núm vú giả vào nước đường và cho bé bú trước, trong và sau khi tiêm phòng.

Ôm ấp vỗ về bé con

Cách này giúp bé cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn.

Cách làm: Ôm bé ở tư thế đứng, giữ bé dịu dàng trước, trong và sau tiêm. Mẹ nên ngồi trên ghế ôm con để tránh nguy cơ té ngã khi cả bạn và bé mất bình tĩnh.

Cho bé bú ngay cả khi tiêm phòng

Hương vị ngon ngọt từ sữa mẹ sẽ làm sao nhãng mọi tác động từ bên ngoài, kể cả mũi kim. Nếu bé bú bình, mẹ có thể cho bé ngậm vú giả đã nhúng nước đường để làm dịu cơn đau của bé.

Lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ nhỏ

Nếu không giúp trẻ thôi không sợ kim tiêm và hợp tác hơn mỗi khi chích thuốc, đặc biệt là vào những dịp tiêm phòng cho trẻ, ba mẹ đã vô tình tạo điều kiện cho nỗi ám ảnh này lớn dần lên và theo bé suốt cả cuộc đời về sau.

Điều này đã được minh chứng rằng đa phần những người sợ kim tiêm đều bắt nguồn từ thưở thơ ấu. Tin tốt là với vài chiến lược đơn giản sau, ba mẹ có thể giúp con bớt sợ hãi, kiểm soát cơn đau dễ dàng hơn và giảm nguy cơ phát triển nỗi ám ảnh này trở nên không thể cứu chữa.

Nếu một trong hai người không thể giữ bình tĩnh khi thấy con khóc hoặc cũng khá sợ việc chích thuốc, đừng nên đi cùng trẻ (ảnh minh họa)

Để cho việc chích thuốc được diễn ra suôn sẻ, ba mẹ nên để trẻ lại với y bác sĩ nếu trẻ la khóc dữ dội. Lúc này, lời nói an ủi thực sự vô ích. Vì vậy, tránh sang một bên để bác sĩ làm nhiệm vụ. Ngoài ra còn một điều quan trọng ba mẹ nên tránh, nếu một trong hai người không thể giữ bình tĩnh khi thấy con khóc hoặc cũng khá sợ việc chích thuốc, đừng nên đi cùng trẻ. Tâm lý lo lắng của bạn sẽ bị trẻ nắm thóp, từ đó trẻ càng sợ hơn.

Sau khi tiêm, đừng quên khen ngợi trẻ đã làm một việc rất tốt và đáng tuyên dương, ngay cả khi bé đã khóc thét vì sợ hãi. Thay vì nói “Việc gì phải khóc, chỉ là tiêm thôi mà”, ba mẹ nên tập trung vào điều tốt đã diễn ra, đó là việc tiêm thuốc đã xong xuôi, và trẻ đã hợp tác rất tốt.

Hảo Min (tổng hợp)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]