Mẹo dùng "dế" lâu hỏng

Chiếc điện thoại di động bạn đang dùng tự nhiên trở chứng, màn hình không tuân lệnh bàn phím, máy báo lỗi các cuộc gọi đi và đến, sóng điện thoại chập chờn, chưa kịp nói lời gì thì hết pin, pin xạc không vào điện... Điều đáng nói là những “bệnh” thường gặp trên thường là do chủ nhân không biết sử dụng và bảo quản. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

0
  • 1
    Máy bị ẩm và đứt cáp nối

    Của bền tại người - Điện thoại di động cũng vậy.


    Chị Nguyễn Thị Bình, nhà ở đường Khâm Thiên, Hà Nội đã phải đưa chiếc điện thoại Nokia mới mua được 4 tháng đến cửa hàng sửa chữa vì màn hình bị chập, lúc sáng lúc không. Nhân viên kỹ thuật kiểm tra thì phát hiện bộ vi điện thoại bị mốc xanh. Chị thắc mắc vì sao điện thoại lại bị mốc, vì chưa bao giờ chị làm rơi máy vào nước hay để nước lọt vào.

    Theo anh Nguyễn Văn Quang, chủ cửa hàng điện thoại Nokia trên phố Tuệ Tĩnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự trở chứng của điện thoại, nhưng thường gặp nhất đó là điện thoại bị ẩm. Người sử dụng có thể vô tình để nước lọt vào máy, có thể là nước mưa, nước uống, sữa hoặc bất cứ chất lỏng nào. Thậm chí, nếu đặt điện thoại ở những nơi có hơi nước bốc lên như nồi cơm điện, tủ lạnh... vẫn có thể khiến cho máy bị ẩm.

    Khi điện thoại bị ẩm, hệ thống ánh sáng điện thoại sẽ bị ảnh hưởng. Triệu chứng thường thấy là bàn phím không sáng, đèn trên màn hình bị mờ. Nhưng chừng một tiếng đồng hồ sau thì đèn bàn phím và màn hình bừng sáng trở lại như không có gì xảy ra. Vài hôm sau tình trạng ấy lại tiếp diễn, rồi đâu lại vào đấy. Lúc này bạn cần phải đưa máy đến trung tâm bảo hành để xử lý và vệ sinh máy.

    Anh Nguyễn Đức Tài, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần thế giới di động cho biết: Có những chiếc điện thoại đang dùng tự nhiên đèn màn hình trắng xoá, có khi bị tắt ngúm. Đây là triệu chứng báo hiệu cáp nối hỏng. Sự cố màn hình rất phức tạp và để sử dụng lại được thì phải thay cáp mới.

    Theo anh Việt, một chủ cửa hàng sửa điện thoại, loại điện thoại nắp gập rất dễ hỏng màn hình, vì màn hình và thân máy nối với nhau bằng nhiều mạch điện in trên chất liệu đàn hồi. Chúng dễ bị lỗi dây nối màn hình nếu người dùng đóng mở điện thoại liên tục trong trường hợp không cần thiết, hay do bật nắp rồi dập mạnh một cách đột ngột gây ra rạn cáp nối. Để tránh lỗi này, người sử dụng điện thoại phải hết sức cẩn trọng, không nên táy máy đóng mở máy liên tục, cần có chế độ ổn định cho máy.
  • 2
    Pin chết yểu do sử dụng sai quy cách

    Một kiểu trở chứng thường thấy khác của điện thoại di động là tình trạng máy nhanh hết pin, hoặc pin sạc không vào điện. Nhiều khách hàng than phiền không hiểu sao điện thoại của mình lại nhanh hết pin mặc dù dùng không nhiều.

    Theo anh Việt, thông thường pin điện thoại sau một thời gian sử dụng sẽ bị suy giảm, chỉ còn khoảng 80% so với ban đầu. Sử dụng càng nhiều, dĩ nhiên sẽ càng hao pin, mức suy giảm này xuống thấp hơn, nhất là với các loại điện thoại có radio, FM, xem phim... Ngoài ra, sử dụng sai quy cách cũng sẽ dẫn đến việc pin “chết yểu”.

    Pin sẽ luôn khoẻ theo thời gian nếu khách hàng chú ý sạc liên tục theo đúng chỉ tiêu thời gian 12h khi mới mua máy. Theo tư vấn của anh Quang, để pin không bị chai, hãy dùng hết pin rồi mới sạc tiếp, tránh việc pin chưa hết đã lo nạp dồn cũng như không nên sạc quá lâu hoặc quá mau. Trong quá trình sạc cũng nên tắt máy, không để pin hoạt động ở hai trạng thái vừa nạp vừa phóng điện. Ngoài ra, khách hàng cũng nên chú ý sự tiếp giáp giữa dây sạc và điện thoại trong quá trình sạc pin. Nếu thấy điện thoại nóng lên thì nên rút ra rồi cắm lại cho chắc chắn hơn. Nếu muốn tìm mua pin mới, nên mua pin có bảo hành tại các showroom của chính hãng. Muốn lấy pin ra, trước hết cần tắt máy, tránh tia lửa điện làm hỏng các cực tiếp xúc của pin.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]