'Mẹo' giúp trẻ hết biếng ăn

15.5781

Với nhiều gia đình có con nhỏ, bữa ăn không khác gì "cuộc chiến" với đủ âm thanh hỗn tạp, từ năn nỉ cho đến hò hét, quát tháo. Tuy nhiên, dù bị cha mẹ ép ăn đến mấy, nhiều bé vẫn còi cọc, chậm lớn, thậm chí càng biếng ăn hơn.

Ám ảnh về chiều cao "nấm lùn" của mình nên ngay khi con trai bước vào tuổi ăn dặm, chị Thu ở TP HCM cật lực nghiên cứu thực đơn để cải thiện chiều cao cho con. Nghe bạn bè, đồng nghiệp giới thiệu món nào bổ dưỡng, tốt cho chiều cao, chị Thu chẳng tiếc tiền mua. Lấy phương châm "nhồi được bao nhiêu cứ nhồi”, chị tích cực ép Tín ăn mặc cu cậu la hét, giãy giụa. Sợ Tin ăn ít sẽ không cao, chị Thu nỗ lực "nhồi" cho con ăn bất cứ khi nào có thể. Sau một thời gian "mẹ nhồi - con khóc" mà cân nặng của Tin vẫn không tăng, chị đành "cầu cứu" ông bà để tiếp tục ép con ăn.

Không riêng chị Thu, "cuộc chiến bữa ăn" là nỗi khổ tâm của nhiều gia đình trẻ. Khi thấy trẻ biếng ăn, cha mẹ có tâm lý nhồi nhét mà không hề biết rằng đó là quan điểm sai lầm. Kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng của trẻ em khu vực Đông Nam Á cho thấy: hơn 50% trẻ em Việt Nam bị mất cân bằng dinh dưỡng, do thiếu những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển như vitamin A, B1, C, D và sắt. Trong đó, trẻ bị ép ăn dẫn đến biếng ăn là một trong những nguyên nhân chính. Theo nhiều bác sĩ, việc ép trẻ ăn sẽ làm trẻ sợ ăn, lười ăn, không còn hứng thú ăn uống nữa. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của bé như chậm phát triển, rối loạn tăng trưởng, dễ mắc các bệnh mãn tính, không hứng thú trong học tập, vui chơi. Không chỉ thế, việc ép trẻ ăn về lâu dài có nguy cơ làm tổn thương tình cảm cha mẹ - con cái.

Cha mẹ nên tạo sự hứng thú cho bé trong mỗi bữa ăn. Ảnh minh họa.

Để "đối phó" với tình trạng biếng ăn của trẻ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, sau khi chọn đồ ăn cho con, cha mẹ chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn, khuyến khích trẻ, còn ăn bao nhiêu, nhiều hay ít là quyền tự do của trẻ. Nếu bé đã thấy no, người lớn cần tôn trọng quyết định của bé.

Ngoài ra, để bé có cảm giác thèm ăn, cha mẹ không nên cho trẻ ăn kẹo, bánh trong vòng 3 - 4 tiếng trước khi ăn. Thời gian ăn cũng cần lưu ý, hợp lý nhất là 20 - 30 phút bởi nếu kéo dài thức ăn không còn nóng, không đảm bảo dinh dưỡng và ảnh hưởng tới bữa ăn kế tiếp. Khi ăn, cha mẹ cũng không nên để trẻ xem tivi hay chơi đồ chơi để trẻ "toàn tâm toàn ý" cho bữa ăn.

Một "chiêu" để tạo cảm hứng ăn uống cho bé là để bé ăn cùng bàn với mọi người trong gia đình, khuyến khích bé tự xúc, tự gắp thức ăn. Cách này không chỉ tập cho trẻ tính tự lập mà còn cho trẻ cơ hội tự lựa chọn thức ăn phù hợp... Nếu bé vẫn phân vân khi lựa chọn thức ăn, cha mẹ có thể dụ trẻ bằng cách "giả vờ" ăn một món gì đó thật ngon lành, bé sẽ rất dễ bị dụ. Trong hành trình nuôi con, bên cạnh "nghệ thuật" cho ăn, ba mẹ cũng cần học thêm nghệ thuật… hoàn thiện dinh dưỡng cho trẻ. Đây là khâu quan trọng nhất, bởi nó tác động trực tiếp lên chiều cao, cân nặng… của trẻ.

Để bảo đảm dinh dưỡng, trẻ cần phải được cung cấp đầy đủ đạm, mỡ, đường, sinh tố, khoáng chất, vi chất… Tuy nhiên, những chất dinh dưỡng này dễ bị "thất thoát" nếu chế biến không đúng cách. Bởi thế, cha mẹ cần "thuộc lòng" một số "thủ thuật" như với thức ăn có nguồn gốc từ động vật, cha mẹ nên hầm nhừ để bé dễ tiêu hóa, còn rau củ quả chỉ nên đưa vào trước khi cho trẻ ăn.

Ngoài ra, trẻ sẽ dễ hứng thú với những món ăn sặc sỡ và mới mẻ. Lời khuyên cho cha mẹ là chịu khó đổi món cũng như học cách chế biến món mới từ nguyên liệu cũ; hãy chú ý đến hương vị, màu sắc, độ dinh dưỡng để tăng cường sự thèm ăn ở trẻ.

Thể tích dạ dày tỷ lệ thuận với số tuổi của trẻ, thế nên, trẻ sẽ không thể ăn nhiều trong một bữa. Cách tốt nhất là chia nhỏ bữa ăn ra thành 6 - 8 bữa mỗi ngày đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.

Cuối cùng, nếu cha mẹ đã cố gắng "hết sức" mà trẻ vẫn không ăn được nhiều thì có thể cho trẻ uống thêm sữa... trong các bữa ăn phụ hằng ngày. Một sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng hiện nay là Dutch Lady Complete. Mỗi ly Dutch Lady Complete có chứa một lượng đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như vitamin A, B1, C, D, Protein, sắt… giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất mà trẻ bị thiếu hụt từ bữa ăn…

Ngọc Bích

Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected]
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]