Mổ lấy thai - những điều cần biết

Gần đây xảy ra một số trường hợp tai biến trong khi sinh khiến người mẹ tử vong, gây bức xúc nhiều trong xã hội.

15.5995

Vì vậy nhiều phụ nữ mang thai muốn được mổ lấy thai để an toàn hơn, điều này tạo áp lực không nhỏ cho sản phụ và cán bộ y tế. Tôi xin có vài thông tin chia sẻ cùng thai phụ và gia đình trước khi có quyết định.

Một ca mổ lấy thai - ảnh: Internet

>>

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khi so sánh lợi - hại của việc mổ lấy thai với sinh thường, đã tổng kết như sau:

Những điều lợi khi mổ lấy thai: Không đau do cắt may tầng sinh môn (nhưng đau vết mổ), không dễ bị són tiểu sau sinh, giảm nguy cơ bị sa sinh dục khi lớn tuổi.

Những điều không khác so với sinh ngã âm đạo: Chảy máu (băng huyết) sau sinh mổ, nhiễm trùng hậu sản, tiểu không tự chủ (vì khi mang thai đã bị ảnh hưởng), đau lưng, tiểu gắt buốt, trầm cảm sau sinh, tử vong sơ sinh (trừ ngôi ngược), xuất huyết nội sọ trẻ sơ sinh, tổn thương đám rối thần kinh cánh tay trẻ sơ sinh, tổn thương não gây bại liệt.

Những điều có hại khi mổ lấy thai: Đau bụng, tổn thương bàng quang, tổn thương niệu quản, tổn thương ruột, khả năng mổ lại do tai biến khi mổ, cắt tử cung, bệnh huyết khối gia tăng khi nằm lâu sau mổ, thời gian nằm viện lâu hơn, khả năng phải nhập viện lại cao, nhau tiền đạo lần mang thai sau có thể gây chảy máu và cắt tử cung do nhau bám chặt vào vết mổ, vỡ tử cung ở lần mang thai sau, thai lưu trong lần mang thai sau, tử vong mẹ do chảy máu và do thuyên tắc mạch phổi dễ xảy ra khi mổ lấy thai hơn, tử vong trẻ sơ sinh do bệnh lý hô hấp, tai biến khi gây mê do sốc thuốc mê…

Như vậy, theo những thông tin trên thì mổ lấy thai nguy hiểm hơn rất nhiều so với sinh ngã âm đạo. Chính vì thế, gia đình cần được cung cấp đầy đủ thông tin về những bất lợi của mổ lấy thai trước khi quyết định yêu cầu mổ. Nhiều sản phụ chỉ vì sợ đau đẻ mà yêu cầu mổ, gia đình vì phong thủy, vì lo lắng quá mức mà yêu cầu mổ là chưa phù hợp về chuyên môn. BS nên cương quyết không giải quyết mà phải đánh giá và giải thích kỹ tình trạng sức khỏe của người mẹ và thai nhi, đồng thời ra quyết định mổ theo lý do chuyên môn.
 
Chỉ có BS trực thường trú (cao nhất về chuyên môn trong ngày) trưởng - phó khoa sinh, trưởng phó kíp trực mới là người có thẩm quyền ký biên bản hội chẩn quyết định trường hợp nào cần mổ. Thậm chí, có những trường hợp đánh giá cần mổ do cổ tử cung và ngôi thai không tiến triển, nhưng trong quá trình chuẩn bị mổ mà diễn tiến tốt hơn thì chúng tôi vẫn mời gia đình lên giải thích và cho sinh ngã âm đạo.
 
Rất mong những thông tin trên sẽ góp phần vào việc thay đổi cách nhìn về mổ lấy thai của người không phải trong ngành sản khoa, giúp giảm phần nào áp lực cho chính các sản phụ và áp lực cho ngành sản khi có quá nhiều gia đình chủ động yêu cầu mổ.
AloBacsi.vn (Theo Phụ nữ TPHCM)
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]