Nên làm gì khi ho?

Ho là một phản ứng tốt của đường thở để tống các dị vật hoặc đàm ra khỏi đường thở. Ho cũng là một triệu chứng thường gặp trong một số bệnh lí và khi điều kiện môi trường sống có nhiều ô nhiễm, thay đổi thời tiết… Vậy, khi bị ho kéo dài, bạn cần phải làm gì?

15.5897

Các nhà lâm sàng học phân triệu chứng ho thành nhiều cấp độ khác nhau: ho cấp là tình trạng ho xảy ra đột ngột, thông thường nhất là do hít phải bụi hoặc chất kích thích; ho thành cơn là ho nhiều lần kế tiếp nhau trong một thời gian ngắn, điển hình là cơn ho gà; người bệnh ho liền một cơn, sau đó hít một hơi dài và tiếp tục ho nữa; ho khan kéo dài là tình trạng ho không khạc ra đờm mặc dù người bệnh có thể ho nhiều; ho có đờm là tình trạng người bệnh bị ho và cảm thấy nặng ngực, ho thường khạc ra chất nhầy và đờm, người bệnh có cảm giác nghẹt thở và khó thở, mệt lả; ho ra máu là tình trạng ho khạc thấy máu xuất hiện kèm theo.

Cần làm gì khi bị ho?

Ho là một phản ứng tốt của cơ thể để bảo vệ cơ quan hô hấp. Khi bị ho cấp dưới 3 ngày mà không kèm theo các triệu chứng như sốt, khạc đờm máu, mủ đau ngực hay khó thở thì không cần sử dụng thuốc.

Ho có thể chỉ là một triệu chứng gây khó chịu, tuy nhiên nó cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn hay là biểu hiện một bệnh lý nghiêm trọng khi khi ho nặng, kéo dài. Người bệnh cần được khám cẩn thận khi ho có kèm theo sốt, khó thở, tím tái, ho kéo dài, suy kiệt… Bạn cần phải đi khám ngay khi ho kéo dài trên 5 ngày bất luận ho thế nào. Bạn cần đến khám ở các bác sĩ chuyên khoa khi có tiền sử hen, lao phổi, huyết áp tăng, đau dạ dày, sụt cân nhiều để điều trị nguyên nhân gây ho.

Điều quan trọng nhất là phải phòng bệnh, nhất là vào ngày lạnh. Thường xuyên vệ sinh răng miệng ngay sau khi ăn hoặc uống nước ngọt, súc họng trước khi đi ngủ bằng nước muối đẳng trương (Nacl 0,9%).

Người bệnh cần năng luyện tập thể dục thể thao phù hợp, chủ yếu có phần tập thở 4 thì (luyện thở ít nhất là 10 phút/ngày). Giữ ấm cổ ngực và đôi chân khi trời lạnh dưới 20oC (nhất là người già, trẻ nhỏ).

Bệnh nhân ho nên uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ở môi trường khô và lạnh (nhất là điều hòa); rèn luyện tính thích nghi với thời tiết, khí hậu, tạo môi trường sống trong sạch; tránh xa các yếu tố gây kích thích như nicotin (thuốc lá, thuốc lào) khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, phấn hoa, lông súc vật và ethanol (bia, rượu các loại)…

Bạn có thể xông hơi nóng cho đường mũi họng bằng tinh dầu bạc hà, khuynh diệp. Điều này sẽ giúp bạn khạc ra đờm dễ dàng hơn do nó làm loãng chất nhầy, chất đờm đặc.

Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lí. Không ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, ăn hoa quả, uống nước cam, chanh, ăn tỏi, hành, hẹ để hỗ trợ thêm hệ miễn dịch.

Người bị ho cấp, ho từng cơn và ho khan thể nhẹ có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa ho như: sử dụng quả chanh hoặc quả quất chín, quả khế thái lát trộn với muối hoặc chút mật ong để ngậm rồi nuốt nước để uống giúp trị ho, viêm họng. Hoặc ngậm một lát gừng tươi hoặc nghệ tươi thỉnh thoảng nhấm nhẹ, nuốt nước.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]