Nga - Ukraine - EU và những ràng buộc lợi ích

Châu Âu và Mỹ đang phân tích liệu các lệnh trừng phạt kinh tế sẽ ảnh hưởng thế nào với Nga và cả chính bản thân mình.

0

Những cường quốc này có sự ràng buộc chặt chẽ về lợi ích kinh tế, thể hiệnrõ nhất trong vấn đề năng lượng, Harvard Business Review (HBR) nhận xét. Cơ cấu xuất nhậpkhẩu của các cường quốc này năm 2011 doMIT Media Lab Macro Connections thống kê đã chothấy rõ điều đó.

Châu Âu là thị trường chính cho sản phẩm xuất khẩu của Nga.

Theo đó, phần lớn sản phẩm của Nga được xuất khẩu sang châu Âu (61%), và hàngnhập khẩu của Nga cũng chủ yếu đến từ khu vực này (63%). Tuy nhiên, trong khi châu Âu hiển nhiên làbạn hàng rất quan trọng của Nga, Nga lại chỉ đóng góp một phần nhỏ cơ cấu thương mại của khu vựcnày.

Châu Âu cũng là khu vực cung cấp phần lớn hàng nhập khẩu cho Nga.

Ví dụ, chỉ 3,2% hàng xuất khẩu của Đức và 4% hàng nhập khẩu là với Nga. Tỷ lệ nàytại Anh và Pháp - hai nền kinh tế lớn khác của châu Âu còn nhỏ hơn (dưới 2%).Việc nàycho thấy Nga có thể thiệt hại nhiều hơn nếu bị cô lập kinh tế.

Tuy nhiên, vấn đề phức tạp hơn thế rất nhiều do mảng năng lượng. Nga cung cấp 30%khí đốt cho châu Âu và là quốc gia xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất thế giới. Vì thế, nếu Nga cắtđứt nguồn cung dầu khí chạy qua Ukraine, giá nhiên liệu sẽ tăng lên.

Các quốc gia xuất khẩu nhiên liệulớn nhất thế giới năm 2011.

Trong khi đó, Ukraine nằm kẹp giữa các nước phương Đông và phương Tây. Vì thế,tình hình kinh tế nước này cũng chịu ảnh hưởng từ cả hai. Điều này có thể dễ dàng nhận ra khi 57%hàng nhập khẩu của Ukraine đến từ châu Á, còn 38% là từ châu Âu. Riêng Nga đã đóng góp 35,8% hàngnhập khẩu cho nước này.

Ukraine nhập khẩu chủ yếu từ châu Á và châu Âu.

HBR cho rằng mối quan hệ phức tạp của Ukraine với các láng giềng không chỉ vì vấnđề kinh tế. Ông Viktor Yanukovych bị bãi nhiệm Tổng thống và trục xuất vì lối sống xa hoa, thamnhũng nhiều hơn là do người dân nước này muốn gia nhập EU. Sau đó, với vai trò là cảnh sát kiêmngân hàng của thế giới, Mỹ cũng nhảy vào cuộc. Sau khi Nga tuyên bố ngừng bán khỉ đốt giảm giá choUkraine, Ngoại trưởng Mỹ - John Kerry lại cam kết sẽ viện trợ kinh tế để bù đắp lại ảnh hưởng từviệc tăng giá nhiên liệu.

Ukraine đang phải lựa chọn nghiêng về châu Âu hay Nga. Xét theo góc độ kinh tế,họ không thể từ bỏ một bên mà không phải dựa quá nhiều vào bên còn lại. Nhất là khi nước này còntới 16 tỷ USD nợ đáo hạn từ nay đến cuối năm 2015.

Hà Thu

Nguồn Vnexpress
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]