Jodie và Aden chồng cô ấy đều là giáo viên đến từ Traralgon ở vùng Victoria, Úc. Sau khi kết hôn được 4 năm, Jodie, lúc này 23 tuổi, được bác sĩ chấn đoán và phát hiện một khối u nang ác tính trong người. Khối u này có khả năng cao sẽ đe dọa đến tính mạng của cô ấy và Jodie cần nhiều tháng điều trị khắc nghiệt và căng thẳng để có thể hoàn toàn loại bỏ khối u đó.

Với mong muốn có con nên trước khi điều trị bằng hóa trị, cặp đôi này đã tiến hành thụ tinh ống nghiệm nhưng không đạt kết quả. Sau đó, buồng trứng của cô ấy được làm đông lạnh.

Vào tháng 5 năm nay, Jodie đã tạo nên lịch sử khi là người phụ nữ thứ hai trên thế giới sinh con sau khi tiến hành ghép mô buồng trứng vào vùng bụng dướixương chậu. Đây là phương pháp làm đông lạnh mô buồng trứng sau khi chúng bị loại bỏ khỏi cơ thể người. Sau đó, sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để kích thích mô này sản xuất ra trứng đã được thụ tinh.

 Jodie Wyers là người phụ nữ thứ hai trên thế giới sinh con sau khi áp dụng phương pháp này

Việc mang thai sau đó đã diễn ra khi mô buồng trứng được ghép trở lại vào vùng bụng dưới và xương chậu của Jodie. Jodie và Aden mất 10 tháng và 5 vòng thụ tinh ống nghiệm để có thể thụ thai được bé Evie. Quá trình mang thai không hề có biến chứng và Jodie đã đợi đến tuần thai thứ 14 để thông báo tin vui với gia đình cô vào đúng ngày Giáng Sinh.

 Evie là đứa trẻ thứ ba trên thế giới được thụ thai bằng cách
ghép mô buồng trứng vào vùng bụng dưới và xương chậu

Evie được sinh sớm 6 tuần vào ngày 16 tháng 5.

Cô bé đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng tôi. Tôi chỉ có thể mỉm cười mỗi khi ngắm nhìn cháu.” Jodie nói.

Sự ra đời của Evie đã được thông báo vào Hội nghị khoa học thường niên của Hiệp hội sinh sản Úc tại Canberra.

Phó giáo sư Kate Stern, Trưởng khoa sản tại Viện thụ tinh Melbourne và Bệnh viện Phụ nữ Hoàng gia, cho biết công nghệ tiên tiến này lần đầu tiên được ứng dụng vào năm 2013 khi một người phụ nữ Melbourne sinh đôi buồng trứng của cô ấy bị loại bỏ trong quá trình điều trị ung thư vào 7 năm trước.

Giáo sư Stern cũng nói việc mang thai thành công của Jodie đã chứng minh rằng việc ghép mô buồng trứng có thể mang đến cơ hội có con cho những người phụ nữ bị vô sinh sau khi điều trị ung thư do các phẫu thuật khiến họ phải cắt bỏ cơ quan sinh sản hoặc do ảnh hưởng độc hại của việc điều trị. Bà cũng cho biết trong khi phụ nữ trưởng thành đôi khi có thể lựa chọn làm đông lạnh trứng trước khi điều trị ung thư thì đối với các cô gái tiền dậy thì, mô buồng trứng là cách duy nhất để họ có thể bảo vệ khả năng sinh sản của mình.

Về phần Jodie, nếu muốn mang thai lần nữa, cô ấy sẽ phải tiến hành thụ tinh ống nghiệm lần thứ hai. Toàn bộ mô buồng trứng đông lạnh của Jodie đã được sử dụng trong quá trình thụ thai Evie. Vì vậy, cô ấy chỉ có thể sử dụng các mô đã được ghép vào phần bụng dưới và xương chậu của cô ấy để thụ thai.

“Chúng tôi không biết gì về tuổi thọ của mô nên chúng tôi sẽ tiếp tục cho đến khi chúng không còn hữu hiệu và cho đến khi chúng tôi không còn tiền!” Jodie nói.