Nguy cơ ung thư cao từ bệnh viêm gan C

Tỷ lệ bệnh ung thư đang tăng cao ở nhóm bệnh nhân viêm gan C, do đó có sự liên quan rất lớn giữa viêm gan C và nguy cơ mắc ung thư.

15.5925

Bệnh nhân viêm gan C dễ mắc nhiều bệnh ung thư

Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh dẫn tin theo medicalnewstoday.com, một nghiên cứu mới đây được công bố tại Hiệp hội châu Âu về các nghiên cứu của Hội nghị quốc tế Gan lần thứ 50, diễn ra tại Vienna (Áo) cho biết, bệnh nhânn viêm gan C (HCV) không chỉ có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan mà còn bị “tấn công” bởi nhiều bệnh ung thư khác.

Theo đó, các nhà khoa học thuộc Tổ chức Kaiser Permanente miền Nam California (KPSC) đã tiến hành phân tích dữ liệu đối với các bệnh nhân ung thư được ghi nhận tại KPSC từ năm 2008 – 2012, trong số này có bệnh nhân nhiễm HCV và không bị nhiễm HCV ở độ tuổi 18 trở lên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân nhiễm HCV không chỉ có nguy cơ bị “tấn công” bởi ung thư gan mà còn nhiều bệnh ung thư khác như bệnh u lympho không Hodgkin (ung thư hạch không Hodgkin), ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt…

Nhóm nghiên cứu đã xác định, trong số 2.213 bệnh nhân ung thư nhiễm HCV, loại trừ số người bị mắc ung thư gan thì 1.654 bệnh nhân còn lại mắc các bệnh ung thư khác.

Trong số 84.419 bệnh nhân ung thư không nhiễm HCV, sau khi loại trừ số bệnh nhân ung thư gan thì có khoảng 83.795 người bị các bệnh ung thư khác “tấn công” .

Dựa trên kết quả nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tính toán được rằng, bệnh nhân nhiễm HCV có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan cao gấp 2,5 lần so với người không nhiễm HCV, sau khi loại trừ bệnh ung thư gan thì tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HCV bị “tấn công” bởi các bệnh ung thư khác cao gấp 2 lần so với người không nhiễm HCV.

Tiến sĩ Lisa Nyberg – trưởng nhóm nghiên cứu nói rằng, kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ bệnh ung thư đang tăng cao ở nhóm bệnh nhân viêm gan C, do đó có sự liên quan rất lớn giữa viêm gan C và nguy cơ mắc ung thư. Đây cũng được xem như là những cảnh báo để chúng ta phòng ngừa và hạn chế các yếu tố có thể gây nhiễm bệnh viêm gan C ở mức thấp nhất.

Tiến sĩ Laurent Castera - phó thư ký của Hiệp hội châu Âu về Nghiên cứu gan nhấn mạnh rằng, vẫn còn một chặng đường dài để chúng ta làm thêm các nghiên cứu sâu hơn nữa để tìm ra các phương pháp điều trị hiệu quả căn bệnh viêm gan C phức tạp và nguy hiểm này.

Được biết, trước đó, báo Medical News Today cũng đã đưa tin về một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine (Mỹ) cho biết, một loại vắc xin ngừa viêm gan C đã được các nhà khoa học trường đại học Oxford (Anh) thử nghiệm lâm sàng trong giai đoạn 1 cho thấy kết quả nhiều hứa hẹn, hiện tại loại vắc xin này cũng được xúc tiến thử nghiệm trong các giai đoạn tiếp theo.

(Ảnh minh họa)

Những điều cần biết về bệnh viêm gan C

Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, viêm gan C là một bệnh lây truyền từ người mang HCV sang cho người lành theo 3 con đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh. Tuy vậy, nguy cơ lây nhiễm theo đường tình dục hiếm hơn bệnh viêm gan B. Hiện tượng mẹ truyền virut viêm gan C cho con đã có ghi nhận nhưng tỷ lệ cũng thấp.

Như vậy, nguy cơ lây nhiễm virut viêm gan C chủ yếu theo đường máu (người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C; dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C; nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh phẩm có chứa HCV, một số nguyên nhân khác như châm cứu, bấm lỗ tai, xăm mình mà các dụng cụ hành nghề không tuyệt đối vô khuẩn). Ngoài ra, có một tỷ lệ khoảng từ 30 - 40% trường hợp bị nhiễm HCV nhưng không rõ nguyên nhân lây nhiễm.

Sau khi HCV vào cơ thể, chúng có thời kỳ ủ bệnh khá dài (khoảng từ 7 - 8 tuần lễ), sau đó là thời kỳ khởi phát. Hầu hết các trường hợp viêm gan C cấp tính ít có triệu chứng đặc biệt, người bệnh thấy mệt mỏi, nhức đầu và có một số triệu chứng giống cảm cúm.

Nên đọc

Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chán ăn, đau tức vùng hạ sườn phải (vùng gan). Nếu ấn vào kẽ liên sườn 11 - 12 bên phải người bệnh sẽ thấy đau, tức, khó chịu. Lý do là do gan bị viêm, sưng làm cho màng ngoài gan cũng bị căng ra.

Kèm theo đau có thể có hiện tượng vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu như nước vối do gan bị viêm làm ảnh hưởng đến đường dẫn mật trong gan làm cho sắc tố mật ứ trệ.

Tuy vậy, triệu chứng đau và vàng da, vàng mắt đôi khi chỉ nhẹ làm cho người bệnh không để ý dễ bỏ qua mặc dù gan vẫn đang trong thời kỳ viêm rất nặng. Thời kỳ bệnh toàn phát này có thể kéo dài khá lâu (khoảng 6 - 8 tuần) rồi bệnh tự khỏi không cần điều trị bất kỳ một loại thuốc gì.

Tuy vậy, số người bệnh tự khỏi này chỉ chiếm khoảng 15 - 30% các trường hợp (khác với viêm gan B là 90%). Số còn lại hoặc sẽ trở thành viêm gan C mạn tính hoặc trở thành người lành mang virut viêm gan C (nghĩa là sau khoảng 6 tháng cơ thể không đào thải HCV ra khỏi cơ thể).

Viêm gan C mạn tính chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với viêm gan B (viêm gan C có tỷ lệ khoảng từ 30 - 60%, trong khi đó tỷ lệ này của viêm gan B  chỉ là 10%). Ðặc điểm nổi bật của bệnh viêm gan C mạn tính là sự tiến triển rất thầm lặng qua 10 - 30 năm, vì thế người bệnh thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thuốc tham khảo:

Chỉ định:

- Suy giảm chức năng gan, đặc biệt do dùng nhiều bia, rượu.

- Phòng và hỗ trợ điều trị viêm gan do thuốc, hóa chất.

- Viêm gan gây mệt mỏi, vàng da, khó tiêu, bí đại tiểu tiện, táo bón…

- Dị ứng, mụn nhọt, lở ngứa, nổi mề đay do bệnh gan gây ra.

- Vữa xơ động mạch, mỡ trong máu cao.

Thùy Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]