Nguy hiểm từ tiếng ồn trong cuộc sống hiện đại

Việc tiếp xúc với tiếng ồn máy bay mức độ cao sẽ làm gia tăng 20% nguy cơ nhập viện vì bệnh tim.

15.6153

Việc chúng ta phải lắng nghe những tiếng ồn quá lâu hoặc không đúng lúc có thể gây ra những thiệt hại sức khỏe nghiêm trọng.

Đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy tiếng ồn không chỉ gây thiệt hại cho thính giác mà cả mạch máu và trái tim. Thậm chí, nghiên cứu mới còn cho thấy ô nhiễm tiếng ồn cũng gây tổn hại sức khỏe ở những nơi như bệnh viện. 

1. Gia tăng kích thước vòng eo

Trong một dự án được công bố 4 năm trước, các nhà nghiên cứu từ Đại học Karolinska ở Thụy Điển phát hiện ra rằng, tiếng ồn to nhỏ ở mỗi khu vực dân cư của Stockholm ảnh hưởng đến sự gia tăng kích thước vòng eo của dân cư trong vùng. Trung bình kích thước vòng eo tăng 1cm cho mỗi 10db ở các cấp độ tiếng ồn. Tháng trước, các nhà khoa học từ Đại học Karolinska còn phát hiện ra một hiệu ứng thậm chí còn ấn tượng hơn từ tiếng ồn máy bay. Sau khi theo dõi hơn 5.000 người trong 10 năm qua, họ đã báo cáo rằng kích thước vòng eo của những người tiếp xúc nhiều nhất với tiếng ồn máy bay tăng trung bình 6cm.

Ảnh minh họa

Một nghiên cứu tương tự vào năm ngoái của Trường Y tế công cộng tại trường Imperial College London phát hiện ra rằng khi tiếp xúc với tiếng ồn máy bay mức độ cao sẽ làm gia tăng 20% nguy cơ nhập viện vì bệnh tim.

2. Ảnh hưởng đến trọng lượng thai nhi

Trong một trong những nghiên cứu được trình bày vào tuần đầu tháng 6 năm 2014, các nhà nghiên cứu từ Đại học Utrecht ở Hà Lan kiểm tra dữ liệu từ hơn 68.000 ca sinh và thấy rằng các bà mẹ sinh sống ở khu vực có tiếng ồn giao thông cao, tiếng ồn cứ tăng 6db thì trọng lượng thai nhi lại giảm 15-23g. Cân nặng khi sinh thấp có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe lâu dài, bao gồm huyết áp cao, tiểu đường và bệnh tim.

3. Gia tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim mạch và tiểu đường týp 2

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet tháng 10 năm 2013 cho thấy tiếng ồn cũng có thể làm ‘phiền’ giấc ngủ, làm tăng nguy cơ cao huyết áp và bệnh tim mạch. ‘Chúng tôi đang thu thập càng nhiều bằng chứng cho thấy tiếng ồn trong môi trường có thể có một ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe’, giáo sư Adrian Davis, giám đốc khoa học sức khỏe dân số cho y tế công cộng Anh, một trong những tác giả của nghiên cứu chia sẻ.

Nhưng đáng lo ngại nhất là ô nhiễm tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến bạn thậm chí ngay cả khi bạn không có ý thức nghe nó. Vào ban đêm, giao thông ồn ã là nguyên nhân chính gây mất ngủ. Việc bỏ lỡ giai đoạn phục hồi của giấc ngủ làm gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như trầm cảm, tăng cân, tăng lượng đường trong máu cũng như buồn ngủ vào ban ngày. Kết quả có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim. 

Tiềng ồn ban đêm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ. Việc bỏ lỡ giai đoạn phục hồi của giấc ngủ làm gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe.

4. Gây khó khăn cho việc tập trung

Ảnh minh họa

Không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, tiếng ồn cũng gây khó khăn cho việc tập trung, đặc biệt là cho trẻ em. Tiếng ồn xung quanh lớp học không nên vượt quá 35db, nhưng có thể tăng gấp đôi bởi một chiếc xe đi ngang qua hoặc máy bay trên không. Nghiên cứu cho thấy trường học ở nơi giao thông ồn ào hoặc trên một đường bay có mối quan hệ với việc học kém ở trẻ, những đứa trẻ cũng ít quan tâm hơn hoặc trở nên khó chịu hơn.

5. Tiếng ồn xung quanh bệnh viện có thể gây hại cho bệnh nhân

Một trong những cú sốc lớn của báo cáo Lancet là tác hại của tiếng ồn trong bệnh viện. Tổng quan cho thấy rằng mức độ tiếng ồn tại các bệnh viện đã tăng lên và thường cao hơn 15-20db so với mức đề nghị 40db. Những âm thanh phổ biến như âm báo động, nhạc chuông điện thoại, máy nhắn tin, tiếng trò chuyện của những người xung quanh, tiếng đập cửa ra vào… cũng có thể gây ra sự căng thẳng, phản ứng giật mình. 

Kết quả là bệnh nhân mất nhiều thời gian để chữa bệnh, cần thuốc giảm đau liều cao và có khả năng phải nhập viện trở lại. Rà soát cũng cho thấy, ngay chính những nhân viên chăm sóc các bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn liên tục này, làm cho họ cảm thấy mệt mỏi và bị đau đầu. 

Làm thế nào để tự bảo vệ mình?

Tiến sĩ Hansell chia sẻ: 'Có những điều chúng ta có thể làm để giảm thiểu những ảnh hưởng của tiếng ồn. Dưới đây là 2 gợi ý bạn có thể thực hiện để tự bảo vệ mình'.

- Nút tai: ‘Tôi sử dụng chúng trong các rạp chiếu phim, tại buổi hòa nhạc rock và khi ngủ, đặc biệt là trong các khách sạn ồn ào', tiến sĩ Hansell nói.

- Thư giãn: ‘Nếu bạn không thể thay đổi âm lượng tiếng ồn, cố gắng không để cho bản thân cảm thấy khó chịu hay căng thẳng bởi tiếng ồn, làm như thế sẽ làm tăng huyết áp của bạn.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]