Những ai có nguy cơ bị thoát vị bẹn?

Khi bị thoát vị bẹn ban đầu người bệnh cảm thấy tức vùng bẹn bìu, một bên bìu to lên không gây đau và tình trạng này thường diễn ra không liên tục.

15.6074

Sức khỏe và đời sống cho biết, thoát vị bẹn là bệnh lý hay gặp ở nam giới. Khi bị thoát vị bẹn ban đầu người bệnh cảm thấy tức vùng bẹn bìu, một bên bìu to lên không gây đau và tình trạng này thường diễn ra không liên tục.

Khi người bệnh hạn chế vận động, nằm nghỉ thì không còn cảm giác tức vùng bẹn và khối bìu giảm xuống. Ðiều này dễ gây chủ quan cho người bệnh và khi bệnh nặng gây đau đớn do ruột sa xuống chèn ép các cơ quan trong khoang bụng thì bệnh đã có biến chứng nguy hiểm như thoát vị nghẹt, dễ gây hoại tử ruột.

Ai có nguy cơ bị thoát vị bẹn?

Theo Thanh niên, thoát vị xảy ra khi các tạng trong cơ thể ra khỏi vị trí bình thường. Bệnh thường gặp ở nam giới và tỷ lệ thuận với độ tuổi. Khoảng 5% dân số hoặc hơn bị thoát vị thành bụng nói chung, trong đó 75% là thoát vị bẹn.

Những người có áp lực ổ bụng cao, thành bụng yếu: bí tiểu do bệnh phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tiền liệt tuyến); táo bón thường xuyên; ho mãn tính; béo phì.

(Ảnh minh họa)

Người cao tuổi do các cơ thành ổ bụng yếu, những người hay làm việc nặng nhọc, người táo bón kéo dài do áp lực thường xuyên tại ổ bụng cao...Ngoài ra, những người mắc các bệnh như u nang thừng tinh, tràn dịch tinh mạc... có nguy cơ dễ bị thoát vị bẹn.

Khi bị thoát vị bẹn, người bệnh thấy tức nặng ở vùng bẹn bìu, một bên bìu to lên thành khối phồng do ruột ở trên dồn xuống. Bìu này càng to thêm khi người bệnh đi lại, chạy nhảy hay làm việc nặng, nằm nghỉ khối phồng nhỏ lại hoặc mất hẳn.

Vì sao bệnh hay gặp ở nam giới?

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ nam giới mắc nhiều hơn nữ. Nguyên nhân nam giới hay mắc thoát vị bẹn, do vùng bẹn là điểm có một khe nhỏ trước kia là đường để hột tinh hoàn tụt xuống nơi ở cố định là túi bìu.

Thông thường, đường này chỉ còn có các mạch máu đi qua để nuôi dưỡng tinh hoàn. Nhưng nếu lỗ bao quanh động mạch không kín hoặc quá yếu, một đoạn ruột có thể lọt vào và thoát ra ngoài ổ bụng xuống bìu gọi là thoát vị bẹn.

Hiện tượng này có thể xảy ra với người trẻ nhưng dễ xảy ra với người già hơn vì các cơ thành ổ bụng yếu dễ sa xuống phía dưới. Thoát vị bẹn thường ở một bên, hiếm khi bị cả hai bên, vì khi làm việc nặng thường bên nào bị kéo căng rồi không co lại thì bên đó sẽ bị thoát vị.

Điều cần lưu ý

Khi phát hiện thấy các khối u vùng bẹn, bẹn- bìu ở trẻ trai hoặc bẹn- môi lớn ở trẻ gái phải nghĩ tới bệnh tật do còn tồn tại ống phúc tinh mạc và tới khám tại các chuyên khoa phẫu thuật nhi. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ sinh thiếu tháng nên các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý hơn ở những trẻ này.

Quan niệm bệnh "không sao cả, bệnh sẽ khỏi khi trẻ lớn lên" là quan điểm sai lầm. Cũng không nên chờ trẻ lớn mới phẫu thuật mà ngược lại cần được mổ càng sớm càng tốt.Theo các thống kê thì từ 2 - 5% số trẻ em bị thoát vị bẹn và tràn dịch màng tinh hoàn.

Tỷ lệ mắc bệnh cao ở trẻ thiếu tháng. Trẻ trai mắc nhiều hơn trẻ gái với tỷ lệ nam/nữ  là 9/1. Bệnh bị ở bên phải khoảng 60%, ở bên trái 25%, ở cả hai bên 15%. Khoảng 6% số bệnh nhân thoát vị bẹn bị dị tật ẩn tinh hoàn kèm theo.

Tham khảo thuốc: Vitamin A

Trong thời gian gần đây, có nhiều nghiên cứu chứng minh vitamin A và tiền chất caroten có tác dụng chống oxy hóa và tăng sức đề kháng của cơ thể. Khi thiếu vitamin A cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn và dễ nhạy cảm với các tác nhân gay ung thư.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]