Những bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu

Theo quan niệm của y học cổ truyền, viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt.

15.6019

Triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, viêm đường tiết niệu là thuật ngữ chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Sự viêm nhiễm này không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu. Đặc biệt khi vi khuẩn kháng lại các thuốc thông thường thì tình trạng đau đớn, khó chịu sẽ càng khó chữa hơn.

Phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới. Bệnh viêm đường tiết niệu xảy ra ở trẻ gái nhiều hơn hẳn trẻ trai, tỷ lệ khoảng 5:1 và khoảng 20-40% phụ nữ từng bị viêm đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu có một số triệu chứng chung, biểu hiện của bệnh giống nhau ở cả hai giới là đều có triệu chứng đi tiểu khó, tiểu rắt, bụng ậm ạch khó chịu. Cụ thể là:

- Thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu, hay có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục, lượng nước tiểu trong mỗi lần vệ sinh rất ít

- Có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, giữa các lần đi vệ sinh có cảm giác như có kim châm

- Đau ở bụng dưới và lưng và nóng rát ở vùng bụng dưới. Khi sự viêm nhiễm phát triển mạnh thì sẽ tan toả đến thận và dạ con khiến bệnh nhân có các triệu chứng như đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn.

- Nước tiểu có màu khác đi tiểu khó, tiểu rắt, bụng ậm ạch khó chịu.

Tuy nhiên để chẩn đoán có phải bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu hay không cần phải làm xét nghiệm.

Những bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu

Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, theo quan niệm của y học cổ truyền, viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt. Người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt buốt, bí tiểu, nước tiểu đục, sậm màu,… Dưới đây là một số bài thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh này:

1. Rau dền cơm 50g, lá mã đề 30g, cam thảo đất 10g. Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, lọc bằng nước đun sôi để nguội, lấy nước cốt đặc chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 3 ngày.

Lá mã đề

2. Kim tiền thảo 40g, râu ngô 40g, chè 5g. Cho cả 3 vị vào nồi, đổ nước ngập thuốc đun sôi 10 - 15 phút, chắt lấy nước, rồi lại đổ nước vào đun tiếp như vậy. Hợp hai nước lại chia uống dần trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày.

3. Dứa (chọn quả gần chín) 1 quả, đường phèn 10g. Dứa đem nướng đều trên lửa khoảng 1 - 2 phút, lau sạch, ép lấy nước, cho đường phèn vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.

4. Râu ngô 50g, lá mã đề 30g, đường trắng 20g. Râu ngô, lá mã đề rửa sạch, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, cho đường vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày lúc đói. Uống liền 3 ngày.

5. Ngải cứu (cả rễ) 45g, cỏ seo gà 15g, bạch mao căn 15g, mật ong 10g. Ngải cứu, bạch mao căn, cỏ seo gà cho vào nồi đổ nước vừa đủ đun sôi trong 15 - 20 phút, lấy nước thuốc hòa mật ong uống nóng. Ngày uống 1 thang, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Dùng 3 - 5 ngày.

Cỏ seo gà

6. Vỏ quả dưa hấu 50g, rễ cỏ tranh 20g, mía đỏ 50g. Vỏ dưa hấu rửa sạch thái nhỏ, rễ cỏ tranh nhặt kỹ rửa sạch cắt nhỏ, mía đỏ để cả vỏ chẻ nhỏ. Tất cả cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 3 ngày.

7. Búp măng tre 5 - 7 búp; cam thảo đất, râu ngô, lá mã đề, rễ cỏ tranh mỗi thứ một nắm. Tất cả rửa sạch, sắc lấy nước uống trong ngày. Uống liên tục 5 - 7 ngày.

8. Chi tử 12g, bạch mao căn 12g, cam thảo 4g, sắc uống ngày 1 thang. Dùng 5 - 7 ngày.

9. Đậu xanh cả vỏ 100g, đường phèn 20g. Đậu xanh vo sạch, cho vào nồi thêm 300ml nước đun thật kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc, cho đường phèn vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 3 ngày.

Thùy Linh

Nên đọc


Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]