Những bất thường sau sinh và cách xử trí

Sau khi sinh, sản phụ có thể gặp phải một số bất thường. Đó là tình trạng tử cung không hồi phục, sót nhau thai hay chảy máu muộn…

15.6009
Các vấn đề này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ có thể gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của sản phụ.

>>

Tử cung không hồi phục

Tình trạng: Tử cung co lại không tốt, không thể hồi phục lại như cũ; sau khi sinh đẻ nhiều ngày nhưng tử cung vẫn còn tương đối to và mềm, liên tục thấy sản dịch màu đỏ và màu nâu chảy ra; nhiều sản phụ còn thấy đau bụng dưới.

Nguyên nhân: Tình trạng tử cung không hồi phục là do tử cung vẫn còn sót màng thai. Nếu sau khi đẻ, bạn không chú ý rời khỏi giường sớm hoặc không kịp thời tiết nước tiểu, phân trong bàng quang và trực tràng cũng có thể là nguyên nhân làm tử cung hồi phục chậm.

Cách chữa: Bạn có thể uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và ấn bóp vùng tử cung cũng có thể chữa khỏi.

Sót nhau thai

Tình trạng: Sau khi sinh trong thời gian ngắn lại thấy chảy máu trở lại.

Nguyên nhân: Sản phụ bị sót nhau thai là do một bộ phận của nhau thai hoặc màng thai còn sót trong tử cung.

Cách chữa: Để điều trị, bạn phải nạo tử cung, đồng thời uống thuốc co tử cung và thuốc cầm máu theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chảy máu muộn

Tình trạng: Sau khi sinh không lâu lại thấy chảy máu.

Nguyên nhân: Do những vết thương ở cổ tử cung, hoặc vách âm đạo đã cầm máu nhưng nay lại tái phát.

Cách chữa: Bạn cần lập tức đi bệnh viện để khâu lại vết thương.

Sốt cữ

Tình trạng: Sau khi đẻ 2 - 3 ngày, sản phụ bắt đầu sốt trên 38 độ và sợ lạnh. Khi bị nặng, trạng thái thân thể của sản phụ có thể chuyển biến xấu, dẫn đến nhiễm trùng máu.

Nguyên nhân: Sản phụ có thể bị sốt cữ do tử cung bị nhiễm trùng vì trong quá trình đẻ, dụng cụ đỡ đẻ và người đỡ chưa thực hiện sát trùng triệt để. Cũng có thể do sản dịch không được xử lí sạch sẽ, hoặc do sản phụ có bệnh truyền nhiễm như: viêm amiđan, viêm âm đạo…

Cách chữa: Lúc bị sốt, sản phụ không được cho uống thuốc hạ sốt, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức để thăm khám, điều trị. Để tránh hiện tượng này, khi xử lí sản dịch phải chú ý sạch sẽ, đặc biệt ở vùng cửa mình. Sản phụ nên ở nơi yên tĩnh, ấm áp, ngoài ra ăn uống đủ dinh dưỡng và giữ gìn sức khỏe.

Đau sau khi sinh đẻ

Tình trạng: Trong thời kì đầu nằm cữ, sản phụ có lúc cảm thấy hơi đau bụng dưới. Với những người đẻ nhanh hoặc những người đã có con, thường cảm thấy dạng đau này mạnh hơn. Còn đối với người đẻ lần đầu, nếu trong tử cung hoặc âm đạo còn sót máu cục hay một phần nhau thai, màng thai cũng làm tử cung co bóp, có lúc cũng tưởng nhầm là đau bụng hậu sản.

Nguyên nhân: Do tử cung co bóp không đều gây ra.

Cách chữa: Khi cơn đau qua, bạn có thể xoa bóp vùng bụng và đi thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau.

Đau do khâu âm hộ

Nguyên nhân: Do vết khâu âm hộ co giật, gây ra đau (nhưng tình trạng này sẽ chấm dứt sau khi rút chỉ ra khỏi vết khâu). Nếu sau khi rút chỉ vẫn còn đau có thể do tụ máu.

Cách chữa: Nếu có tụ máu thì phải đến bệnh viện để điều trị. Nếu không có máu tụ mà vẫn đau nghiêm trọng thì có thể uống thuốc giảm đau hoặc dùng phương pháp chườm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sản dịch có mùi hôi

Tình trạng: Sản dịch có mùi hôi thối như cá rữa, có thể gây nên sốt cữ.

Nguyên nhân: Do tử cung bị nhiễm trùng.

Cách chữa: Bạn nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn uống thuốc kháng sinh tiêu viêm.

Trĩ

Nếu bị trĩ trong lúc mang thai thì sau khi sinh, tình trạng này sẽ tiến triển xấu hơn. Còn nếu do lúc sinh đẻ mà dùng lực quá mạnh gây nên trĩ thì sẽ nhanh chóng khỏi, sản phụ không nên lo lắng.

Với sản phụ bị trĩ trong thời gian mang thai, khi sinh đẻ, lúc đầu thai nhi ló ra, bác sĩ phải dùng tay ấn chặt hậu môn sản phụ để đề phòng lòi trĩ. Nếu bị lòi trĩ thì sau khi đẻ xong phải chỉnh hậu môn lại.

Trong vòng 2-3 tuần sau khi sinh, bệnh trĩ sẽ đau rất nặng. Ngoài phương pháp ngâm thuốc và bôi thuốc, để tránh táo bón bạn cần chú ý ăn uống điều độ và hợp lí.

>>  

AloBacsi.vn (Theo Mangthai.vn)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]