Những bệnh gây sốt kéo dài

Sốt không phải là bệnh, mà chỉ là triệu chứng. Do đó, ngoài sốt ra, phụ huynh nên quan sát xem trẻ có những biểu hiện gì khác hay không để tìm nguyên nhân và có xu hướng xử trí phù hợp.

15.6065

Sốt kéo dài

Phụ nữ Online cho biết, ThS-BS Lê Bửu Châu - Trưởng khoa Nhiễm B, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, một số bệnh gây sốt có diễn tiến rầm rộ, cấp tính nên bệnh nhân được nhập viện sớm, trong vòng vài giờ hoặc vài ngày đầu tiên của bệnh.

Một số bệnh lý khác diễn tiến ít rầm rộ hơn, bệnh nhân thường nhập viện trễ hơn, với biểu hiện sốt kéo dài. Một số trường hợp sốt kéo dài phải nhập vào Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực vì bệnh diễn tiến nặng, có biểu hiện suy chức năng của một hoặc nhiều cơ quan của cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Cũng theo ThS-BS Lê Bửu Châu, sốt kéo dài không phải là một bệnh mà là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau, do vậy muốn điều trị, điều quan trọng là phải tìm được nguyên nhân gây sốt.

(Ảnh minh họa)

Nguyên nhân sốt kéo dài rất phức tạp, cần phải thăm khám tỉ mỉ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định bệnh, từ đó điều trị đặc hiệu các nguyên nhân này. Sốt kéo dài thường làm bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém, sụt cân, nhức đầu, khó ngủ. Sốt cao có thể đưa đến tai biến nguy hiểm.

Sốt do nhiễm vi – vi trùng:

Có thể do các nguyên nhân như:

Cảm cúm: Trang thông tin điện tử Bệnh viện Từ Dũ cho biết, đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ em. Trẻ sốt 2-3 ngày, sổ mũi hay nghẹt mũi, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn.

Viêm phổi: các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm phổi là sốt cao, thở nhanh, thở bất thường, khò khè, ho, nôn, chán ăn, bỏ bú, lừ đừ; khi bệnh nặng, trẻ có thể bị tím tái môi và móng tay.

Viêm tai: trẻ có thể sốt cao, bứt rứt, bỏ ăn, ù tai, đau tai, chảy mủ tai, nghe không rõ. Nếu chưa biết nói, trẻ có thể biểu hiện bằng cách kéo kéo tai.

Sốt phát ban: trẻ thường sốt cao trong 3-7 ngày, sau đó hết sốt và bắt đầu phát ban khắp người.

Sốt xuất huyết: trẻ sốt cao liên tục trên 3 ngày và có biểu hiện xuất huyết: chấm xuất huyết da hay chảy máu mũi, chảy máu răng. Khi bệnh trở nặng, trẻ lừ đừ, vật vã, tay chân lạnh, ói ra máu, đau bụng, tiêu phân đen.

Sởi: trẻ sốt cao liên tục, ho nhiều, chảy nước mũi, mắt đỏ, từ ngày thứ 4 ban xuất hiện ở mặt, lan ra chân và chi.

Nhiễm trùng tiểu: trẻ bị sốt kèm theo tiểu lắt nhắt, đau khi tiểu hoặc chỉ tiểu vài giọt, tiểu không kiểm soát. Nước tiểu đục.

Nhiễm trùng huyết: trẻ có biểu hiện nhiễm trùng, sốt cao liên tục, không ăn uống được, nôn ra tất cả, li bì, mạch nhanh, thở nhanh, có thể có phát ban da…

Viêm màng não: sốt kèm theo thốp phồng, cổ cứng (trẻ không cử động cổ được, không cúi đầu xuống được), nhạy cảm với ánh sáng, nôn mửa, li bì.

Sốt rét: nghi sốt rét khi trẻ đang sống hoặc có đi đến vùng có nhiều người bị sốt rét trong vòng 6 tháng.

Trẻ thường ít có cơn sốt rét điển hình như người lớn (rét run, sốt, vã mồ hôi) .Trẻ thường sốt kéo dài, liên tục, có hoặc không kèm lạnh run, đôi khi chỉ ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ.

Thương hàn: nghi thương hàn khi trẻ đang sống hoặc có đi đến vùng có nhiều người bị thương hàn trong vòng 3 tuần. Trẻ thường sốt cao liên tục trên 5 ngày, đau bụng, bụng chướng, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.

Lao: trẻ thường có dấu hiệu sốt kéo dài, thường sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm, biếng ăn, đứng cân hay sụt cân, ho nhiều, ho ra máu và không đáp ứng với kháng sinh thông thường.

Bệnh lý miễn dịch

Các bệnh như Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp... là các căn nguyên gây ra sốt kéo dài. Hệ miễn dịch là một hệ thống phòng thủ vững chắc giúp cơ thể ngăn ngừa được nhiều nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Khi mắc các bệnh lý miễn dịch sẽ làm hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể dễ dàng bị vi khuẩn, vi-rút tấn công gây bệnh, trong đó biểu hiện thường gặp nhất là sốt cao.

Bệnh lý ác tính

Các bệnh ung thư hệ tạo máu: bệnh bạch cầu mạn (Chronic Leukemia), ung thư hạch (Limphôm và bệnh Hodgkin); ung thư gan, thận, ruột, phổi, tụy, bao tử... thường gây sốt kéo dài rất dai dẳng trước khi xuất hiện các triệu chứng khác.

Do thuốc

Đây là một nguyên nhân quan trọng gây sốt kéo dài. Các thuốc có thể gây sốt kéo dài chủ yếu là các loại kháng sinh nhóm beta lactam, sulfonamid, muối brom, các thuốc có asenic, muối iod, thiouracil, barbiturat, các thuốc có chứa phenolphtalein (thuốc tẩy)... Khi ngưng thuốc, bệnh nhân hết sốt và sốt trở lại khi tái sử dụng cùng một loại thuốc.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc
Chứng lo âu

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]