Khi mắc bệnh viêm mũi - xoang cấp nếu không được điều trị kịp thời và đúng dễ chuyển thành mạn tính và có nguy cơ tái phát. Vì vậy, phòng bệnh là giải pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe.

Để giữ họng và miệng không bị viêm sẽ hạn chế việc mắc viêm mũi xoang cũng như bệnh viêm xoang tái phát, bởi hệ thống xoang và các bộ phận đường hô hấp trên liên thông với nhau thì cần thường xuyên vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối pha loãng.


 Nội soi để chẩn đoán viêm mũi xoang.

Khi có biểu hiện của viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp cần đi khám. Người bị viêm xoang và viêm xoang tái phát cần thiết điều trị theo đơn của bác sĩ, không nên tự mua thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Ở một số người nhất là trẻ em, niêm mạc mũi xoang nhạy cảm không tắm ở ao hồ dễ bị viêm mũi xoang tái phát.

Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần, có các biểu hiện như chảy nước mũi, ngạt mũi, điếc mũi do thay đổi thời tiết có thể điều trị và dự phòng bằng cách sử dụng các vị thuốc thảo dược có tính ấm, tính kháng sinh tự nhiên như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phòng phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể.

Đồng thời cách này cũng làm tăng sức đề kháng, phòng bệnh viêm mũi viêm xoang khi mùa đông tới.Tránh uống rượu, bia quá nhiều, vì nó làm cho niêm mạc mũi xoang phù nề do vậy rất dễ đưa đến viêm xoang.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Thời tiết nóng, khi ngủ không nên để quạt điện thốc vào mặt vì hít luồng không khí lạnh, khô dễ mắc bệnh viêm mũi xoang. Khi thời tiết chuyển mùa, chú ý khi buổi sáng dễ nhiễm lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi. Tránh ngoáy mũi nhiều thì sẽ gây tổn thương phần tiền đình mũi và niêm mạc mũi.

Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh: Nước giúp làm loãng niêm dịch nên sự dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh sự ứ đọng bụi bẩn và vi khuẩn. Trái cây và rau xanh cung cấp cho cơ thể nhiều chất chống ôxy hóa và vitamin, giúp hệ miễn dịch của cơ thể mạnh hơn trong phòng chống nhiễm trùng. 

Người bị viêm mũi dị ứng thường có các triệu chứng hắt xì, chảy mũi, ngứa mũi và nghẹt mũi khi tiếp xúc với dị nguyên, các triệu chứng này có thể quanh năm hoặc theo mùa. 

Khi đó niêm mạc mũi xoang bị phù nề, tiết dịch, nếu không điều trị tích cực sẽ dẫn đến viêm xoang do bội nhiễm vi khuẩn từ môi trường. Muốn phòng bệnh tốt nhất nên tránh tiếp xúc với dị nguyên đã biết, rửa mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày, khám và sử dụng các loại thuốc chống dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa...

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Bích  (suckhoedoisong)


Video đang được xem nhiều