Những dấu hiệu bệnh ung thư phụ nữ dễ bỏ qua

Cẩn thận khi cơ thể bạn xuất hiện những biểu hiện sau.

0
1. Sụt cân không rõ lý do

Giảm cân là một điều khiến phụ nữ vui mừng. Nhưng khi giảm đến 5 kg trong một tháng mà không phải do tăng cường luyện tập hay ăn kiêng  thì cần đi kiểm tra. Đây có thể là một dấu hiệu bệnh ung thư, hoặc do tuyến giáp hoạt động quá mức. Thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra tuyến giáp và đôi khi phải chụp CT các cơ quan.


 2. Đầy hơi

Triệu chứng này phổ biến tới nỗi hiếm ai nghĩ nó có thể là dấu hiệu bệnh ung thư buồng trứng. Nếu đầy hơi xảy ra gần như mỗi ngày và kéo dài hơn một vài tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

3. Biến đổi tuyến vú

Ung thư vú có thể được phát hiện khi có những u nhỏ trên tuyến vú, hay hạch nách sưng to. Tuy nhiên, đó không phải dấu hiệu duy nhất, nếu da trên vú đỏ và dày lên, đó có thể là dấu hiệu bệnh Nếu không trong thời kì cho con bú mà đầu vú tiết dịch, bạn cần gặp bác sĩ để kiểm tra. Với các dấu hiệu trên, bạn có thể phải đi khám kiểm tra, chụp vú, siêu âm, sinh thiết hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

 4. Xuất huyết bất thường

Thường xuyên xuất huyết âm đạo giữa chu kì kinh có thể là dấu hiệu bệnh ung thư nội mạc tử cung, một loại ung thư phổ biến ở phụ nữ. Phụ nữ tiền mãn kinh thường bỏ qua tình trạng này vì cho rằng đây chỉ là biến đổi gây ra bởi sự thay đổi nội tiết tố trong thời kì này.

Một dạng xuất huyết khác cần lưu ý là xuất huyết đường tiêu hóa, vì có thể liên quan đến bệnh ung thư đại trực tràng.

Tương tự, trong trường hợp ho ra máu, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

 5. Có biến đổi trên da

 Hầu như mỗi chúng ta đều có thể dễ dàng nhận ra những thay đổi của nốt ruồi như ngứa, sưng, không có viền rõ ràng, đường kính lớn hơn hẳn các nốt ruồi thông thường…và đương nhiên chúng cần được kiểm tra. Ngoài ra, cũng không nên bỏ qua sự biến đổi của sắc tố da.

Nếu da bị chảy máu bất thường, đóng sừng, chai cứng khi tiếp xúc với ánh mặt trời hay môi đóng sừng, nứt nẻ, bạn nên đi khám, càng sớm càng tốt, để xác định đó có phải dấu hiệu bệnh ung thư không. Không nên để quá vài tuần mới đi khám, vì có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm.  

6. Nuốt khó

Khó nuốt cũng có thể là dấu hiệu của ung thư đường tiêu hóa. Để kiểm tra đường tiêu hóa, bác sĩ của bạn có thể yêu cầu chụp X – quang hay xét nghiệm đường tiêu hóa.

7. Đau bụng và trầm cảm

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự liên quan giữa trầm cảm và ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, nếu bị đau bụng thường xuyên thì bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe.

 

8. Khó tiêu

Nếu khó tiêu mà không có lý do rõ ràng thì chính là dấu hiệu báo động. Đó có thể là một dấu hiệu bệnh ung thư thực quản, dạ dày hoặc ung thư vùng hầu họng.

9. Thay đổi ở miệng

Mảng trắng trong miệng hoặc đốm trắng trên lưỡi nhiều khả năng báo hiệu tình trạng tiền ung thư được gọi là bạch sản, có thể tiến triển thành ung thư miệng.

 10. Đau

Đau nhức thường là do tuổi tác, nhưng thỉnh thoảng đây lại là dấu hiệu bệnh ung thư.  Khi đau kéo dài và không giải thích được thì nên kiểm tra thật kỹ lưỡng.

 11. Thay đổi ở các hạch bạch huyết

Nếu thấy sưng hoặc có khối u ở các hạch bạch huyết dưới nách hay ở cổ - hoặc ở bất cứ nơi nào khác - cần chú ý cẩn thận. Nếu phát hiện một hạch bạch huyết lớn dần và kéo dài hơn một tháng, bạn nên đi khám bệnh.

 12.  Sốt

Bị sốt không do cảm cúm hay nhiễm trùng thường là chỉ điểm của ung thư. Sốt thường xảy ra sau khi ung thư đã lây lan khỏi vị trí ban đầu, hoặc là lời cảnh báo ung thư máu.

 13.  Mệt mỏi

Mệt mỏi là một triệu chứng mơ hồ có thể chỉ dẫn đến ung thư hoặc do một loạt vấn đề khác. Nó có thể xảy ra khi ung thư đã tiến triển hoặc là dấu hiệu báo trước bệnh ung thư bạch cầu, ung thư đại tràng hoặc dạ dày.

 14.  Ho không ngừng

Khi bị ho kéo dài hơn ba hoặc bốn tuần thì không nên bỏ qua. Bạn sẽ được hỏi cẩn thận về bệnh sử của mình, kiểm tra họng, kiểm tra chức năng hô hấp, chụp X-quang phổi, đặc biệt nếu bạn là người hút thuốc.

Alobacsi.vn (Theo Hervietnam)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]