Những điều ít biết về ung thư da

(Kiến Thức) - Người Ấn Độ hiếm khi mắc ung thư da, sinh thiết là cách duy nhất để chẩn đoán… là những sự thật khiến bạn không khỏi ngỡ ngàng về căn bệnh này.

15.6047

1 - Người Ấn Độ dường như không có khái niệm về ung thư da. Thực vậy, căn bệnh rất hiếm gặp ở đất nước phật giáo này. Theo con số thống kê, ung thư da chỉ chiếm 1% trong số tổng các ca ung thư được phát hiện tại đây.

2 - Các triệu chứng cho thấy bạn đã mắc bệnh ngoài da dễ dàng nhận biết nhưng lại rất khó để phân biệt: mặc dù căn bệnh khá phổ biến nhưng khó có thể nhận dạng một cách chính xác. Để phát hiện sớm, bạn hãy thận trọng với các dấu hiệu bất thường như xuất hiện điểm màu hồng hoặc đen trên da, sưng - tấy đỏ, đau nhức, chảy máu không rõ nguyên nhân.


Thay đổi sắc tố cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi ánh mặt trời. Một số trường hợp dưới tác động của ánh sáng da trở nên giòn, khô và sần sùi, đặc biệt đối với những làn da trắng sáng. Những dấu hiệu này có thể được tìm thấy trên mặt, tai, cánh tay, da đầu và không ngoại trừ khả năng biến chứng thành ung thư. Tuy nhiên, những dấu hiệu này đôi khi có sự tương đồng với một số bệnh ngoài ra khác khiến việc chẩn đoán sai gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

 3 - Có nhiều nguyên nhân gây ung thư da, chẳng hạn như tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, tiếp nhận từ yếu tố di truyền. Song điều bất ngờ là nốt ruồi mới thuộc “top đầu” gây ung thư da.

4 - Sinh thiết là cách duy nhất để chẩn đoán bệnh: khi tới gặp bác sĩ, đầu tiên bạn sẽ được kiểm tra da tổng thể rồi tiến hành sinh thiết dựa trên những vùng da bất thường. Khi thực hiện quá trình sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ ở khu vực đó và xem xét dưới ống kính hiển vi để kiểm tra liệu da có chứa tế bào ung thư hay không.

5 - Kem chống nắng không thể “cứu rỗi” làn da bạn khi đi biển. Đúng vậy, kem chống nắng chỉ là một giải pháp mang tính phòng ngừa và không thể triệt tiêu hoàn toàn ảnh hưởng của tia tử UV có trong ánh nắng mặt trời. Để tự bảo vệ mình, bên cạnh việc sử dụng kem chống nắng, bạn cần mặc quần áo dài, đội mũ rộng vành và đeo kính râm. Cố gắng vui chơi dưới bóng râm, đặc biệt vào thời điểm từ 10 – 16h00.


6 - Có nhiều cách để điều trị ung thư da: người bệnh có thể được áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tế bào ung thư trong trường hợp có khối u ác tính. Ngoài ra, các phương pháp như xạ trị (sử dụng tia X để tiêu diệt tế bào ung thư), kem bôi da (dùng kem bôi bên ngoài), liệu pháp quang động (sử dụng một loại kem kết hợp với loại ánh sáng đặc biệt để tiêu diệt tế bào ung thư) cũng có tác dụng điều trị hiệu quả.

7 - Ánh sáng mặt trời không phải yếu tố duy nhất gây nên ung thư da. Ngoài nó còn có sự “giúp sức” của những yếu tố khác như chế độ ăn không lành mạnh, hút thuốc lá, tiếp xúc với arsenic hay uống nước bị ô nhiễm…

8 - Chẩn đoán bệnh chính xác càng sớm, hiệu quả điều trị càng cao. Đặc biệt đối với bệnh ung thư tế bào vảy, cơ hội điều trị thành công ở giai đoạn đầu lên tới 90% trong khi đó cơ hội chỉ còn 10% cho những bệnh nhân ở giai đoạn cuối.

9 - Ung thư da có thể phòng ngừa: dù là căn bệnh phổ biến nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách bảo vệ da bạn khỏi tiếp xúc với tia nắng mặt trời. Cụ thể, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời lúc giữa trưa; dùng kem chống nắng, áo sơ mi – quần dài; không lạm dụng giường tắm nắng; tránh hút thuốc và ăn nhiều chất béo. 

10 - Hai loại ung thư da thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vẩy (ung thư biểu mô là những loại ung thư xuất phát từ những tế bào bao phủ hoặc lót niêm mạc của các cơ quan): trong đó loại ung thư biểu mô tế bào đáy chiếm đa số. Cả hai loại ung thư này đều hiếm khi lây lan. 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]