Những kỹ năng cơ bản để Ba Mẹ sơ cứu khi bé bị hóc – sặc

15.6023

Hóc – sặc là những hiện tượng thường gặp ở trẻ. Những rủi ro có thể đến từ những vật dụng vô cùng đơn giản khiến các bậc phụ huynh  không có sự chuẩn bị, đề phòng cho con. Đó có thể là kẹp tóc, tiền xu, cúc áo,.. Nếu cha mẹ không giữ bình tĩnh và sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm cho trẻ.

Hóc dị vật đường thở nói chung là một trong tai nạn cực kì nguy hiểm và thường xảy ra ở trẻ trong khi ăn, khi chơi. Sặc sữa, sặc cháo, sặc canh nói riêng là hiện tượng sữa, thực phẩm lỏng mềm trào vào đường thở khiến trẻ bị bịt đường thở, khó thở, sặc sụa, tím tái có thể gây tử vong. Về nguyên nhân trẻ hóc – sặc thì chủ yếu là do trẻ còn nhỏ, cơ thể chưa hoàn thiện để có những phản xạ đóng nắp thanh quản khi nuốt dẫn tới thức ăn lạc xuống và chặn đường thở. Cách xử lý tình huống khi đó chỉ thực hiện trong vài phút ngắn ngủi nhưng nếu cha mẹ không biết làm hay làm không đúng cách có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Những kỹ năng cơ bản để mẹ sơ cứu khi bé bị hóc – sặc:

Sau khi bú xong, cha mẹ hoặc người trông trẻ cần bế bé lên vai, giúp bé ợ hơi, vỗ lưng nhẹ tránh gây sặc sau khi ăn.

Nếu bé bú bình, cha mẹ nên lưu ý kiểm tra núm vú sao cho lỗ thông núm ti không nên quá rộng khiến sữa chảy xuống dồn dập bé không nuốt kịp. Không nên cho bé bú khi đang nằm, khóc, chơi, ho…Khi thấy trẻ có dấu hiệu sặc sữa, sặc cháo, hay hóc dị vật (thực phẩm cứng, đồ vật nhỏ…), cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần bình tĩnh và xử lý thật nhanh những thao tác như sau: 

Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài. 

Sau khi làm xong nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức. 

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể làm cách khác. Với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực.

Biện pháp vỗ lưng: Người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi vỗ 5 lần (lực vừa phải) vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu dị vật chưa thoát ra thì lập tức dùng biện pháp ép ngực.

Biện pháp ép ngực: Lật trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối hai núm vú 5 lần (lực ấn vừa phải). Nên làm luân phiên 2 biện pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi dị vật đường thở được tống ra ngoài.

Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh.Sau đó đưa bé ngay vào viện. Bố mẹ cần căn cứ vào mức độ hóc dị vật của trẻ để có những biện pháp kịp thời để tránh tình trạng của trẻ nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. 

Mẹ nên làm gì để phòng tránh hóc – sặc dị vật ở trẻ?

Khi cho bé bú mẹ cần đặt bé đúng tư thế, đầu cao hơn thân. Trong suốt quá trình cho ăn, cha mẹ cần quan sát con thật kỹ, động tác mút sữa và nuốt xuống một cách nhịp nhàng. Khuyến khích con nuốt xong thức ăn lại bú tiếp, hạn chế bé bú liên tiếp rất dễ bị sặc. 

Với những đồ chơi có kích thước nhỏ và nhiều chi tiết có thể nắm vừa lòng bàn tay bố mẹ không nên cho trẻ dưới 4 tuổi tiếp xúc quá lâu. Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ chơi những trò chơi an toàn, chỉ cho trẻ chơi những đồ chơi không được ngặm hay nuốt. Về thực phẩm mẹ nên hạn chế cho bé những thức ăn có nguy cơ gây hóc như: lạc, bỏng, các loại hạt,.. Các phản xạ đóng mở thanh quản để bảo vệ đường thở khi ăn uống và khi hít thở chưa thuần thục như người lớn nên trẻ con càng dễ bị hóc sặc.Cha mẹ và người trông trẻ cần lưu ý khi chế biến đồ ăn cho bé đặc biệt với những thực phẩm có xương sống. 

Với nhãn, vải, tuyệt đối không bóc vỏ rồi đưa cả quả cho bé vì khi đó trái cây trơn, tròn rất dễ trôi nhanh vào họng khiến trẻ bị hóc. Không ép bé ăn bằng cách bóp mũi, khiến trẻ phải há miệng thở trong khi thức ăn còn đầy trong miệng, rất dễ gây sặc, nghẹt thở. Không để các loại thực phẩm có nguy cơ trong tầm với của trẻ. Không để trẻ chạy nhảy, nô đùa hay nằm xuống khi đang ăn.

Theo: afamily.vn và tapchidinhduong.vn

Thảo Luận

Previous Post
Next Post
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]