Những phát hiện độc đáo nhất thế giới

Loài cá ngựa Satomi, còn có tên khoa học là Hippocampus Satomiae, vừa được các nhà khoa học phát hiện là loài cá ngựa nhỏ nhất thế giới hiện nay. Chiều dài tiêu chuẩn là 13,8mm và chiều cao xấp xỉ là 11,5mm.

15.6009

Loài cọ tự diệt vong

Loài cọ Tahina, là một loài cọ khổng lồ được phát hiện ra trong họ hàng hơn 100 loài cọ khác nhau. Loài cọ này sống tập trung trong một phạm vi nhỏ ở hướng Tây Bắc quần đảo Madagascar. Cây cọ này có thể tự tiêu diệt bản thân, sau khi ra một buồng hoa vĩ đại, kết thành quả, nó tự động chết rồi toàn bộ thân cây đổ sụp xuống đất và tan rã. Loài cọ Tahina này được các chuyên gia về vườn cảnh nghệ thuật đánh giá là cây cảnh có giá trị cao nhất.

Côn trùng dài nhất thế giới

Con côn trùng mang cái tên Phoebaeticus Chani sinh sống ở đảo Borneo được xem như là loài côn trùng dài nhất thế giới, thân của chúng có thể dài đến 35,6cm, chiều dài tối đa là 56,7cm.

Cá ngựa nhỏ nhất thế giới

Chúng được phát hiện ngoài khơi hòn đảo Derawan ở Indonesia bởi sự đam mê lặn biển của tay thợ lặn Satomi Onishi.

Ốc sên ma

Loài ốc sên ma, hay còn có tên khoa học là Selenochlamys Ysbryda, được phát hiện tại Cardiff, xứ Wales, Anh quốc, địa phương này cũng là một trong vài nơi trên hành tinh mà các nhà khoa học tìm thấy một vài loài sinh vật kỳ lạ. Đây là loài ốc sên ăn đêm, thức ăn chủ yếu của chúng là thịt sống. 

Cá xanh Nemo

Loài cá xanh Nemo hay còn có tên khoa học là Chromis Abyssus, là một loài cá sống ở tầng nước sâu trong lòng đại dương, nó được mang tên theo bộ phim "Tìm kiếm Nemo" khá ăn khách. Đây là một trong vài loài sinh vật đầu tiên được phát hiện vào năm 2008. Chúng được khám phá ở phía Tây biển Thái Bình Dương, gần hòn đảo Ngemelis Island, Palau.

Loài thú thuộc kỷ Đe-von

Loài cá có xương sống vốn từng hiện diện trong kỷ Đe-von tên là Materpiscis Attenboroughi, là loài động vật có xương sống xa xưa nhất hành tinh hiện đang còn sinh sống. Hoá thạch của chúng được phát hiện ở Tây Australia, trong hình hài của một con cá mẹ đang mang thai thuộc kỷ Đe-von, cách đây khoảng 380 triệu năm.

Cà phê không có cafêin

Cà phê Charrier còn có tên gọi khác là cà phê Charrieriana, hiện là loài cà phê đầu tiên trên thế giới có quả cà phê không có thành phần cafein, cây có nguồn gốc ở Trung Phi và được phát hiện ở Cameroon, nơi được xem là vương quốc đa dạng về cà phê. Trong tương lai, người ta đang định trồng nó đại trà, nhằm sản xuất các sản phẩm cà phê không có cafêin.

Ốc xoắn

Loài ốc xoắn vòng này còn có tên khoa học là Opisthostoma Vermiculum, thể hiện tính đa dạng của hình thái tiến hoá, tiêu biểu là lớp vỏ xoắn vòng kỳ lạ của chúng. Loài sinh vật độc đáo này vừa được phát hiện ở Malaysia.

Vi khuẩn trong sợi tóc?

Các nhà khoa học Nhật Bản tuyên bố họ vừa khám phá ra loài vi khuẩn Extremophile còn có tên khoa học là Microbacterium Hatanonis, trên sợi tóc người. Điểm đặc biệt là con vi khuẩn này sống vô tư ngay cả khi tóc người hấp thụ khá nhiều loại hóa chất khác nhau. Việc nghiên cứu về khả năng sinh tồn của con vi khuẩn này có thể giúp cho các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

NGUYỄN THANH HẢI (Theo MSNBC)

Theo Suckhoedoisong

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]