Những phát minh khoa học ra đời trong giấc ngủ

Trong khi chúng ta ngủ, tâm trí tiềm thức vẫn tiếp tục làm việc về những vấn đề mà lúc thức chúng ta chưa thể giải quyết.

15.585

Hầu hết những người từng vật lộn với những công việc có thể sẽ ngạc nhiên khi phát hiện ra đôi khi họ tìm thấy câu trả lời dễ dàng cho vấn đề sau khi ngủ. Đã có những phát minh khoa học quan trọng đã ra đời trong giấc ngủ là vì vậy.

Bảng tuần hoàn hóa học của Mendeleev

Dmitri Mendeleev đã bị ám ảnh bởi việc tìm kiếm cách sắp xếp hợp lý cho các nguyên tố hóa học đã được khám phá ra trước đó. Nó đã thường trực trong tâm trí của ông trong nhiều tháng liền.

Năm 1869, ông đã viết tên các nguyên tố lên bảng – mỗi nguyên tố có một bảng nhỏ riêng. Sau đó, ông viết các tính chất của từng nguyên tố trên bảng này.

Ông thấy rằng trọng lượng nguyên tử rất quan trọng nhưng ông không thể tìm ra được mô hình chung cho toàn bộ nguyên tố được tìm thấy.

Tin rằng mình đã gần khám phá ra điều gì quan trọng, Mendeleev đã thay đổi các  bảng nguyên tố con trong nhiều giờ và rồi thiếp đi trên bàn làm việc của mình.

Khi tỉnh dậy, ông nhận thấy rằng tiềm thức của mình đã làm việc khi ông ngủ, tạo ra một sự sắp xếp hợp lý các nguyên tố mà ông đã vật lộn trước đó. Sau đó, ông đã viết ra bảng nguyên tố mà ngày nay chúng ta biết đến.

Thuyết tiến hóa chọn lọc tự nhiên

Alfred Russel Wallace đã chu du vùng đất Brazil và Đông Nam Á để ghi lại các loài động thực vật mà ông tìm thấy, cố gắng để hiểu được sự khác biệt trong từng loài bị ngăn cách bởi rào cản địa lý.

Alfred Russel Wallace.

Trong nhiều năm, ông đã xem xét vấn đề làm sao loài mới có thể phát sinh, nhưng không thể tìm thấy câu trả lời.

Năm 1858, trong một lần ông mơ thấy ác mộng khi đang bị sốt cao, ông đã nghiệm ra được thuyết tiến hóa của chọn lọc tự nhiên đã trở thành công trình khoa học gắn liền với cuộc đời của ông cho đến tận bây giờ.

Cấu tạo của Benzen và chất thơm

August Kekulé.

August Kekulé đã rất quan tâm đến sự sắp xếp các nguyên tử trong chất benzen. Việc này thực sự khó khăn vì tỷ lệ các nguyên tử carbon và hydro không giống như những gì được thấy trong các hợp chất hydrocarbon khác.

Vào một đêm lạnh 1865, khi không thể tìm thấy bất cứ giải pháp nào trong công việc của mình, ông đã rời ghế trên phòng làm việc, đến gần lò sưởi và ngủ gà ngủ gật.

Giấc mơ về vòng benzen liên quan đến con rắn của Kekule.

Ông bắt đầu mơ thấy các nguyên tử nhảy múa, dần dà, chúng sắp xếp theo hình dạng một con rắn. Sau đó con rắn này quay lại cắn vào đuôi của chính mình.

Những hình ảnh này tiếp tục nhảy múa trong đầu Kekulé cho đến lúc ông tỉnh giấc. Ông nhận ra giấc mơ muốn nói với mình rằng: Phân tử benzen được tạo tahnfh từ các vòng của các nguyên tử carbon.

Khám phá ra vòng thơm đã mở ra một lĩnh vực cực kỳ quan trọng và mới tinh của ngành hóa học lúc bấy giờ.

Những ý tưởng toán học của Srinivasa Ramanujan

Srinivasa Ramanujan.

Srinivasa Ramanujan không được học nhiều về toán học giống như các nhà khoa học cùng thời khác, ông lại còn qua đời quá trẻ khi chỉ mới ở độ tuổi 32. Tuy nhiên, trong suốt quãng đời ngắn ngủi của mình, ông đã đưa ra gần 4.000 chứng minh, giả thuyết và phương trình trong toán học cơ bản.

Những phát kiến của ông trong toán học đã làm nền tảng cho các công trình nghiên cứu sau này, và hầu hết đều được chứng minh là đúng và đi trước thời đại.

Ramanujan từng nói rằng nữ thần Hindu Namagiri đã xuất hiện trong giấc mơ ông và chỉ ra cho ông những công thức toán học, khi tỉnh dậy ông đã viết ra chúng.  “Trong khi ngủ, tôi có những trải nghiệm khác thường. Có một màn hình màu đỏ được làm từ máu. Tôi quan sát nó. Đột nhiên những bàn tay viết lên tấm bảng máu đó. Đó là một số tích phân elip. Chúng lưu mãi trong tâm trí tôi. Sau khi tỉnh dậy, tôi đã viết chúng ra giấy”.

Phương pháp khoa học

René Descartes đã xây dựng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại ngày nay. Một trong đó là chủ nghĩa hoài nghi, nghĩa là mọi thứ nên được đặt trong nghi ngờ cho đến khi nó được chứng minh.

René Descartes.

Descartes cho biết, ông đã viết ra các cơ sở của phương pháp khoa học này từ những giấc mơ của mình trong tháng 11/1619.

Dây thần kinh truyền tín hiệu hóa học


Năm 1903, Otto Loewi đã có ý nghĩ rằng các tín hiệu thần kinh được truyền dẫn qua con đường hóa chất. Nhưng ông không làm cách nào chứng minh được nghi vấn của mình.

Năm 1920, Loewi có một giấc mơ về vấn đề này. Ông thức dậy hào hứng trong đêm và viết vội những ghi chú về giấc mơ của mình. Sáng hôm sau, ông đã quên mất giấc mơ đêm qua và cũng không đọc lại ghi chú đó.

Vào đêm tiếp đó, ông lại mơ chính giấc mơ của đêm qua. Và lần này ông đã nhớ nó. Ông đã tiến hành nghiên cứu dựa trên giấc mơ và xuất bản ấn phẩm khoa học của mình vào năm 1921 về quá trình truyền tín hiệu trên các khớp thần kinh thông qua quá trình hóa học mà ông đã nghi ngờ.

Năm 1936, ông đã được trao giải Nobel Y học nhờ vào công việc ông đã tìm thấy trong giấc mơ. 

Minh Anh (tổng hợp)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]